10. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN QUẦN ĐẢO CÁT BÀ, HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Hòa Kiều Thị, Thảo Phạm Phương

Giới thiệu

Quần đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Năm 2004 được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Nơi đây có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch, dịch vụ biển, kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó có vấn đề về chất thải rắn sinh hoạt. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nên nghiên cứu tiến hành khảo sát, điều tra với cỡ mẫu phù hợp để xác định: Hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt là 0,99 kg/người/ngày, ước tính được khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 17,8 tấn/ngày; Thành phần 3 nhóm chất thải rắn sinh hoạt: Thực phẩm, tái chế/tái sử dụng, khác tại các điểm tập kết rác (đại diện cho khu dân sinh, khu dịch vụ, khu du lịch) là M1; M2; Vườn quốc gia lần lượt như sau: (31,42 % ; 61,92 % ; 6,66 %); (40,47 % ; 58,17 % ; 1,36 %); (0 % ; 69,40 % ; 30,60 %). Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất được hai nhóm biện pháp gồm công nghệ, như: Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả khi thành công; Đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, đổi mới phương tiện, thiết bị tại điểm tập kết để đảm bảo vệ sinh, an toàn; Đầu tư sử dụng công nghệ cao trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt và tuyên truyền, quản lý, giáo dục như thay đổi tư duy, cách tiếp cận trong quản lý.

Toàn văn bài báo

Được tạo từ tệp XML

Trích dẫn

[1]. UBND huyện Cát Hải (2010). Tự nhiên và con người biển đảo. Cổng thông tin điện tử huyện Cát Hải.
[2]. Ngọc Hải (2016). Du lịch Cát Bà - Động lực phát triển du lịch đất cảng Hải Phòng. Tạp chí cộng sản.
[3]. UBND huyện Cát Hải (2019). Cảnh quan thiên nhiên và con người. Cổng thông tin điện tử huyện Cát Hải.
[4]. UBND thị trấn Cát Bà (2023). Giới thiệu về thị trấn Cát Bà. Cổng thông tin điện tử thị trấn Cát Bà.
[5]. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2020). Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định số 1412/QĐ-TTg ngày 15/09/2020.
[6]. Yamane, Taro (1967). Statistics: An introductory analysis. 2nd Ed., New York: Harper and Row.
[7]. Israel, G. D., (1992). Determining sample size. University of Florida Cooperative Extension Service, Institute of Food and Agriculture Sciences, EDIS.
[8]. Google (2023). Dữ liệu bản đồ vệ tinh.
[9]. Phạm Thị Thanh Bình, Trần Văn Xuyên, Phùng Thị Tuyết Mai, Lê Thị Lâm (2019). Phân tích và đánh giá thành phần, độ ẩm rác thải sinh hoạt tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí khoa học Trường Đại học Hồng Đức, số 44.2019.
[10]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2020). Luật Bảo vệ môi trường. Luật số 72/2020/QH14.
[11]. Nguyễn Thị Thế Nguyên, Nguyễn Ngọc Linh, Mai Duy Khánh, Nguyễn Văn Kựu (2022). Nghiên cứu xác định thành phần và đặc tính của rác phục vụ việc cải tạo và di dời bãi rác Trung Sơn - Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, số 79 (6/2022).
[12]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020). Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2019 - chuyên đề Quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Nxb. Dân Trí.

Các tác giả

Hòa Kiều Thị
kieuhoa186@gmail.com (Liên hệ chính)
Thảo Phạm Phương
Kiều Thị, H., & Phạm Phương, T. (2023). 10. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN QUẦN ĐẢO CÁT BÀ, HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. Tạp Chí Khoa học Tài Nguyên Và Môi trường, (48), 100–109. Truy vấn từ https://tapchikhtnmt.hunre.edu.vn/index.php/tapchikhtnmt/article/view/531
##submission.license.notAvailable##

Chi tiết bài viết

Các bài báo tương tự

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 > >> 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.