TY - JOUR AU - Võ Thành, Danh AU - Huỳnh Việt, Khải AU - Phan Đình, Khôi AU - Ngô Thị Thanh, Trúc AU - Nguyễn Văn, Ngân AU - Trương Thị Thúy, Hằng PY - 2022/04/06 Y2 - 2024/03/28 TI - 05. PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG XÃ HỘI DO XÂM NHẬP MẶN CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG JF - Tạp chí khoa học Tài nguyên và Môi trường JA - TCKHTNMT VL - IS - 40 SE - DO - UR - https://tapchikhtnmt.hunre.edu.vn/index.php/tapchikhtnmt/article/view/394 SP - 41-58 AB - <p><em>Bài viết này phân tích mức độ tổn thương xã hội do xâm nhập mặn đối với hộ sản xuất lúa (mô hình lúa và lúa-tôm) ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long và đề xuất các kiến nghị nhằm giúp giảm thiểu sự tổn thương và tăng khả năng thích nghi đối với xâm nhập mặn của hộ sản xuất lúa. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu khảo sát 800 hộ sản xuất lúa tại 88 xã thuộc 38 huyện ở 7 tỉnh ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Chỉ số tổn thương xã hội được tính toán theo 3 chỉ số thành phần: tổn thất tiềm năng, khả năng chống chịu, khả năng thích nghi. Kết quả phân tích cho thấy tổn thương xã hội của các hộ sản xuất lúa trên địa bàn ở mức trung bình, trong đó khả năng thích nghi thấp đã lấn át hai yếu tố tổn thất tiềm năng và khả năng chống chịu của hộ dẫn đến mức độ tổn thương cao. Kết quả phân tích cũng cho thấy hộ sản xuất lúa ít bị tổn thương hơn hộ sản xuất lúa-tôm. Ngoài ra, khu vực giáp biển dễ bị tổn thương hơn khu vực nội đồng. Bên cạnh đó, các yếu tố về trình độ học vấn, diện tích canh tác, mô hình sản xuất lúa và tình trạng tín dụng có ảnh hưởng đến khả năng thích nghi. Bài viết cũng đề xuất những kiến nghị nhằm giảm thiểu tổn thất tiềm năng, tăng cường khả năng chống chịu và khả năng thích nghi của hộ sản xuất lúa đối với xâm nhập mặn.</em></p> ER -