TY - JOUR AU - Trần Thùy, Chi AU - Phùng Thị, Linh AU - Lê Việt, Hùng AU - Bùi Khánh, Linh PY - 2020/11/20 Y2 - 2024/03/29 TI - 13. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP SINH HOẠT TẠI XÃ ĐẶNG XÁ, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI JF - Tạp chí khoa học Tài nguyên và Môi trường JA - TCKHTNMT VL - IS - 32 SE - DO - UR - https://tapchikhtnmt.hunre.edu.vn/index.php/tapchikhtnmt/article/view/268 SP - 116-125 AB - <p><em>Nước </em><em>sạch đóng vai trò rất quan trọng và là nhu cầu thiết yếu của mỗi người dân. </em><em>Tuy nhiên, nhiều người dân tại xã Đặng Xá phản ánh về thực trạng đôi khi thiếu nước sinh hoạt hoặc chất lượng nước không đảm bảo như có màu và mùi lạ bất thường.</em><em> Nghiên cứu đã tiến hành điều tra, khảo sát 30 hộ dân</em><em>, lấy</em><em> mẫu nước sinh hoạt tại </em><em>11 hộ dân của 10 thôn và </em><em>khu đô thị Đặng Xá</em><em>. Các mẫu nước được phân tích 13 thông số, kết quả được so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (</em><em>QCVN 02:2009/BYT)</em><em> và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống (</em><em>QCVN 01:2009/BYT)</em><em> do Bộ Y tế ban hành. Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ thống cấp nước sạch tại xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của người dân. Ngoài khu đô thị Đặng Xá, người dân tại các thôn khác trong xã vẫn sử dụng nước giếng khoan cùng nước máy để phục vụ sinh hoạt. Về thực trạng chất lượng nước, hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước của các mẫu lấy về phân tích đều đảm bảo trong giới hạn cho phép của QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT. Tuy nhiên, chỉ tiêu Pecmanganat không đạt tại các thôn Lở, Đổng Xuyên, An Đà, Hoàng Long và Cự Đà. Ngoài ra, hai mẫu nước giếng khoan tại thôn An Đà và Hoàng Long còn có các chỉ tiêu khác không đạt quy chuẩn. Cụ thể, tại thôn Hoàng Long, nồng độ về độ cứng và mangan lớn hơn quy chuẩn cho phép. Độ đục, màu sắc, mùi vị và nồng độ sắt của mẫu nước tại thông An Đà không đạt quy chuẩn về chất lượng nước sinh hoạt.</em></p> ER -