@article{Phạm Ngọc_Tăng Lê Hoài_Nguyễn Hữu_2021, title={03. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ AMONI TRONG NƯỚC THẢI BIOGAS CỦA THAN SINH HỌC TỪ TRE}, url={https://tapchikhtnmt.hunre.edu.vn/index.php/tapchikhtnmt/article/view/342}, abstractNote={<p><em>Than sinh học là một chất giàu cacbon được tạo ra từ quá trình nhiệt phân sinh khối, có thể được sử dụng trong xử lý ô nhiễm nitơ (N). Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khả năng hấp phụ amoni trong dung dịch nước thải biogas bằng cách sử dụng than sinh học tre được nung ở 700<sup>o</sup>C. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ amoni như pH dung dịch, liều lượng chất hấp phụ, thời gian tiếp xúc và nồng độ amoni ban đầu đã được nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy số liệu thực nghiệm phù hợp với hai mô hình hấp phụ đẳng nhiệt là Langmuir và Freundlich. Trong đó, đường đẳng nhiệt Langmuir có sự tương ứng tốt hơn so với đường đẳng nhiệt Freundlich. Điều kiện tối ưu cho sự hấp phụ amoni đạt hiệu quả cao ở pH 8, thời gian tiếp xúc 15 phút với liều lượng chất hấp phụ là 1 g/L. Dung lượng amoni hấp phụ cực đại theo Langmuir là 4,87 mg/g. </em></p>}, number={37}, journal={Tạp chí khoa học Tài nguyên và Môi trường}, author={Phạm Ngọc, Thoa and Tăng Lê Hoài, Ngân and Nguyễn Hữu, Chiếm}, year={2021}, month={tháng 10}, pages={26–36} }