@article{Lê Thị_Trần Quốc_2020, title={12. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NHẬN DẠNG BIẾN MỜ XÁC ĐỊNH TRỌNG SỐ THÀNH PHẦN TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG XÂM NHẬP MẶN MỘT SỐ XÃ VÙNG VEN BIỂN SÔNG MÃ}, url={https://tapchikhtnmt.hunre.edu.vn/index.php/tapchikhtnmt/article/view/267}, abstractNote={<p><em>Trong những năm gần đây, vấn đề về rủi ro thiên tai, trong đó có tính dễ bị tổn thương được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu theo hướng đánh giá định lượng bằng phương pháp chỉ số. Đồng thời vấn đề trọng số là một trong những yếu tố quan trọng để xác định mức độ quan trọng của các tiêu chí thành phần trong khi tính toán tính dễ bị tổn thương. Tuy nhiên đa phần các nghiên cứu thường chỉ áp dụng các phương pháp tính trọng số chủ quan hoặc trọng số khách quan. Trọng số chủ quan có hạn chế là phụ thuộc vào phán đoán và nhận thức chủ quan của người đánh giá, trong khi trọng số khách quan lại phụ thuộc nhiều vào dữ liệu của mẫu. Trọng số kết hợp được lồng ghép trong mô hình nhận dạng biến mờ, nhằm hạn chế các nhược điểm của hai phương pháp trên, làm cho kết quả đánh giá gần với thực tế hơn. Bài báo này tập trung nghiên cứu tính toán trọng số kết hợp giữa trọng số chủ quan (phương pháp AHP và phương pháp so sánh nhị phân) và trọng số khách quan (phương pháp Entropy và phương pháp biến mờ) dựa trên nguyên tắc thông tin nhận dạng tối thiểu. Từ đó áp dụng tính trọng số tính dễ bị tổn thương xâm nhập mặn tại một số xã vùng ven biển sông Mã. Kết quả tính toán tại các xã vùng ven biển sông Mã phản ánh rõ mức độ tổn thương trước thiên tai xâm nhập mặn, phù hợp với tình hình thực tế. Điều này chứng tỏ việc áp dụng trọng số kết hợp trong quá trình tính toán là hướng tiếp cận phù hợp.</em></p>}, number={32}, journal={Tạp chí khoa học Tài nguyên và Môi trường}, author={Lê Thị, Thường and Trần Quốc, Việt}, year={2020}, month={tháng 11}, pages={105–115} }