@article{Trần Xuân_Nguyễn Ngọc_Lưu Thùy_2019, title={04. NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHỦ LỰC - TRƯỜNG HỢP VẢI CHÍN SỚM TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH}, url={https://tapchikhtnmt.hunre.edu.vn/index.php/tapchikhtnmt/article/view/180}, abstractNote={<p><em>Đã nhiều năm nay, thị xã Đông Triều được nhiều người trong và ngoài nước biết đến với thương hiệu vải thiều Đông Triều thơm ngon, bổ mát. Gần đây, trên vùng đất Đông Triều còn có sản phẩm chất lượng cao đó là vải chín sớm Bình Khê. Bài báo sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, từ đó xử lý, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Hiện tại, với khoảng 74,1 ha trồng vải chín sớm đã được kiểm chứng về hiệu quả mà sản phẩm này mang lại. Tuy nhiên, để có cơ sở khoa học nhằm xác định tiềm năng đất đai làm cơ sở nhân rộng phát triển sản phẩm, nghiên cứu đã điều tra, khảo sát trong phạm vi 8 xã (Tràng An, Bình Khê, Tràng Lương, Bình Dương, Thủy An, Yên Thọ, Yên Đức, Hồng Thái Tây) đang được sản xuất sản phẩm vải chín sớm. Từ 6 yếu tố đơn tính (loại đất, địa hình, thành phần cơ giới, độ dày tầng đất, chế độ tưới, chế độ tiêu) cùng với yêu cầu sinh trưởng của sản phẩm vải chín sớm kết quả đã xác định được 45 đơn vị đất đai và hạng thích hợp ở 3 mức S1 (46,96 ha), S2 (615,74 ha), S3 (392,42 ha) trên toàn thị xã Đông Triều làm cơ sở để đề xuất diện tích trồng vải chín sớm đến năm 2030 là 424,4 ha.</em></p>}, number={27}, journal={Tạp chí khoa học Tài nguyên và Môi trường}, author={Trần Xuân, Biên and Nguyễn Ngọc, Hồng and Lưu Thùy, Dương}, year={2019}, month={tháng 10}, pages={38–47} }