12. PHÂN BỐ KHÔNG GIAN MƯA CỰC TRỊ TRÊN 7 VÙNG KHÍ HẬU VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1961 - 2010
Giới thiệu
Mục tiêu của bài báo là đánh giá phân bố không gian mưa cực trị dựa vào số ngày có lượng mưa trên 50 mm và 100 mm, số ngày mưa liên tục, số ngày không mưa và mưa một ngày lớn nhất của 143 trạm trên lãnh thổ Việt Nam, giai đoạn 1961 - 2010. Kết quả nghiên cứu chỉ ra số ngày có lượng mưa vượt ngưỡng 50 mm chủ yếu tập trung ở các tâm mưa lớn, như Bắc Quang và Trà My rơi vào khoảng 20 đến 30 ngày/năm, song các trung tâm ít mưa, số ngày mưa vượt ngưỡng chỉ 2,6 ngày/năm như Phan Rang. Số ngày có lượng mưa vượt ngưỡng 100 mm dao động 0 đến 12 ngày/năm, với tâm mưa lớn Bắc Quang có số ngày mưa vượt ngưỡng lớn nhất, dưới 0,4 ngày/năm ở Tây Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ và Nam Bộ, dưới 0,1 ngày/năm thuộc Đà Lạt, Lâm Đồng. Số ngày mưa liên tục dao động mức 5,5 đến 24,2 ngày/năm. Khu vực có số ngày mưa liên tục lớn nhất từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, số ngày mưa ít nhất từ Phú Yên đến Bình Thuận. Trạm có số ngày mưa liên tục lớn nhất là Đắc Nông, Tây Nguyên là 24,2 ngày/năm. Số ngày không mưa lớn nhất thuộc về Ninh Thuận và Bình Thuận với 261 ngày/năm. Mưa một ngày lớn nhất không chỉ xuất hiện ở các trung tâm mưa lớn, mà còn quan trắc được hầu hết các trạm vào thời kỳ mùa mưa.
Toàn văn bài báo
Trích dẫn
[2]. Donat M. G. et al (2013). Updated analyses of temperature and precipitation extreme indices sinces the beginning of the twentieth century: The HadEX2 dataset. Journal of Geophysical Research, Vol 188, pp. 2098-2188.
[3]. Fischer E. M and Knutti R (2014). Detection of spatially aggregated changes in temperature and precipitation extremes. Geophysical Research Letters, Vol 41, pp.1-8, DOI:10.1002/2013GL058499.
[4]. Vũ Thanh Hằng và cộng sự (2009). Xu thế biến đổi của lượng mưa ngày cực đại ở Việt Nam giai đoạn 1961 - 2007. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, số 25, 3S, trang 423-430.
[5]. Chu Thị Thu Hường (2015). Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến một số yếu tố khí hậu cực trị và hiện tượng cực đoan ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ.
[6]. Klein et al (2006). Changes in daily temperature and precipitation extremes
in central and south Asia. Journal of Geophysical Research, Vol 111, pp. 1-8, DOI:10.1029/2005JD006316.
[7]. Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu (2004). Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp.
[8]. Mai Văn Khiêm (2014). Nghiên cứu xây dựng Atlas khí hậu và biến đổi khí hâu Việt Nam. Chương trình KH&CN phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu. Mã số: BĐKH-17.
[9]. Pengfei Lin et al (2017). Recent changes in daily climate extreames in an arid mountain region, a case study in northwestern China’s Qilian moutians. Scientific Reports, Vol 7, pp.1-8, DOI:10.1038/s41598-017-02345-4.
[10]. Ngô Đức Thành và cộng sự (2012). Kiểm nghiệm phi tham số xu thế biến đổi của một số yếu tố khí tượng cho giai đoạn 1961 - 2007. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
[11]. Phan Văn Tân (2010). Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các
yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó. Đề tài Khoa học Cấp Nhà nước, Mã số KC08.29/06-10.