6. THỬ NGHIỆM DỰ BÁO NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRÊN KHU VỰC HÀ NỘI BẰNG MÔ HÌNH WRF
Giới thiệu
Dự báo thử nghiệm từ 1 đến 3 ngày cho nhiệt độ không khí bề mặt (Tsfc) và lượng mưa tích lũy 24h cho các trạm trên khu vực Hà Nội trong tháng 1 và tháng 7 năm 2016 bằng mô hình WRF thấy rằng, mô hình WRF thường dự báo nhiệt độ thấp hơn và lượng mưa cao hơn thực tế. Kết quả dự báo Tsfc trung bình ngày khá tốt, chỉ khoảng 0,5 ¸ 10C (đối với hạn dự báo 24 giờ), khoảng 1 ¸ 20C (đối với hạn dự báo 48h và 72h). Tuy nhiên, do các hệ thống thời tiết thường được mô hình dự báo di chuyển chậm hơn so với thực tế nên sai số dự báo thường lớn hơn trong các ngày mà các hệ thống này ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực. Bởi vậy, cả vùng mưa và lượng mưa vẫn còn sai số khá lớn. Hơn nữa, sai số dự báo trong tháng 1 thường nhỏ hơn trong tháng 7.
Toàn văn bài báo
Trích dẫn
[2]. Chu Thị Thu Hường (2006). Nghiên cứu thử nghiệm dự báo mưa lớn thời hạn từ 1 đến 3 ngày cho khu vực Trung bộ Việt Nam bằng mô hình WRF. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[3]. Nguyễn Thị Thanh (2010). Nghiên cứu đồng hóa số liệu vệ tinh trong mô hình WRF để dự báo mưa lớn ở khu vực Trung Bộ. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[4]. Nguyễn Tiến Toàn (2011). Khả năng dự báo mưa lớn do không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới cho khu vực Trung Trung Bộ bằng mô hình WRF. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội.