19. ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH
Giới thiệu
Đất ngập nước có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ vùng nhiệt đới cho đến vùng ôn đới. Ở Việt Nam, Đất ngập nước rất đa dạng và có diện tích khoảng gần 6 triệu ha, chiếm khoảng 8 % toàn bộ các vùng đất ngập nước của Châu Á, trong đó nước ngọt chiếm khoảng 10 % diện tích các vùng đất ngập nước toàn quốc. Rừng ngập mặn Cần Giờ là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thủy sinh, được hình thành ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn nằm ở cửa ngõ Đông nam thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích 75.740 ha, trong đó vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha và vùng chuyển tiếp 29.880 ha. Bằng các phương pháp điều tra, khảo sát nghiên cứu đã xác định được 7 nhân tố tác động đến tính bền vững trong phát triển du lịch tại khu du lịch sinh thái đất ngập nước Cần Giờ. Qua phân tích 7 nhân tố bằng mô hình SWOT đã làm rõ được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để phát triển bền vững khu du lịch sinh thái đất ngập nước Cần Giờ. Từ đó, đề xuất được 7 nhóm giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ngập nước Cần Giờ.
Toàn văn bài báo
Trích dẫn
[2]. Lê Diên Dực, Hoàng Văn Thắng (2012). Đất ngập nước - Các nguyên lý và sử dụng bền vững. Tập I. Nxb. Nông nghiệp.
[3]. Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (2021). Nhiệm vụ phát triển ngành du lịch thành phố đến năm 2030. Số 07/2021/CT-TU, TP. HCM.
[4]. Hoàng Văn Thắng (2016). Hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp.
[5]. Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Nguyễn Thanh Hùng, Huỳnh Thị Minh Hằng, Lâm Minh Triết (2018). Phát triển du lịch Cần Giờ theo hướng thân thiện với môi trường. Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, số 9, trang 35 - 47.
[6]. UBND huyện Cần Giờ (2023). Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện phương án khai thác cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn nhân lực phục vụ du lịch sinh thái giai đoạn 2021 - 2023.