9. ẢNH HƯỞNG CỦA SÓNG ĐÔNG ĐẾN MƯA TRÊN KHU VỰC MIỀN TRUNG

Minh Thái Thị Thanh, Tâm Lê Thị Thanh, Liên Thái Thị Mai

Giới thiệu

Sóng đông là nhiễu động sóng trong đới gió đông, có liên quan đến hoạt động của áp cao cận nhiệt Tây Thái Bình Dương. Sóng đông ảnh hưởng đến khu vực miền trung, Việt Nam, gây mưa trên khu vực. Phân tích số liệu mưa quan trắc 13 trạm khí tượng và số liệu phân tích lại NCEP/NCAR giai đoạn 2006-2014 cho thấy, sóng đông thường hoạt động ở mực 500-200mb, mạnh nhất 500-700mb, với những sóng có cường độ mạnh có thể xuống đến mực 700mb. Sóng đông thường xuất hiện ở khoảng 10-200N, trục sóng nghiêng về phía Đông, hướng Đông Bắc-Tây Nam, gió trước trục sóng có hướng Đông Bắc, sau trục sóng có hướng Đông Nam, sóng thường có dạng chữ “V” đảo ngược. Dạng chữ “V” xuất hiện rõ mực thấp cho mưa lớn hơn dạng này xuất hiện mực cao. Độ hội tụ trước trục sóng có giá trị 0 đến 2 (10-4 s-1), vùng phân kỳ xuất hiện sau trục sóng với giá trị 0 đến -1 (10-4 s-1). Thời gian kéo dài của sóng đông dao động 2-4 ngày đối với những đợt sóng đông hoạt động độc lập; 4-6 ngày đối với sóng đông kết hợp với không khí lạnh tầng thấp. Phân bố lượng mưa do ảnh hưởng của sóng đông khác nhau giữa các khu vực, tháng 7 và 8 ở Bắc và Trung Trung Bộ, tháng 9, 10 và 11 tại khu vực Trung và Nam Trung Bộ. Trong đó, khu vực Trung Trung Bộ luôn có lượng mưa lớn nhất. Lượng mưa trung bình do các đợt sóng đông ảnh hưởng độc lập vào khoảng 20mm, trong trường hợp sóng đông có cường độ mạnh có thể đạt tới 60mm. Song khi sóng đông kết hợp với không khí lạnh tầng thấp, gây ra các đợt mưa to đến rất to trên khu vực Trung và Nam Trung Bộ với lượng mưa trung bình của mỗi đợt dao động 100-250mm.

Toàn văn bài báo

Được tạo từ tệp XML

Trích dẫn

1. Burpee . R. W (1972), The Origin and Structure of Easterly Waves in the Lower Troposphere of North Africa,J. Atmos. Sci, Vol 29, pp.77-90.
2. Carlson T.N (1969a), Synoptic histories of three African disturbances that developed into Atlantic hurricane, Mon. Wea. Rev, Vol 97, pp.256-276.
3. Carlson T.N (1969b). Some remarks on African disturbances and their progress over the tropical Atlantic, Mon. Wea. Rev, Vol 97, pp. 716-726.
4. TC Chen, Shin-Yu Wang, A. J Clark (2008), North Atlantic Hurricanes Contributed by African Easterly Waves North and South of the African Easterly Jet, Journal of Climate.
5. Dunn G. E (1940), Cyclogenesis in the Tropical Atlantic, Bulletin of the American Meteorological Society, No. 6, Vol. 21, June 1940, pp. 215-229.
6. Diedhiou A., S. Janicot, A. Viltard, P. de Felice, and H. Laurent (1999), Easterly wave regimes and associated convection over West Africa and the tropical Atlantic: Results from NCEP/NCAR and ECMWF reanalyses. Climate Dyn, Vol 15, pp.795-822.
7. Đặc điểm khí tượng thủy văn các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010,2011, 2012, 2013, 2014, 2015, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương.
8. Frank N. L (1969), The "Inverted V" cloud pattern - an easterly wave, Mon. Wea. Rev, Vol 97, pp. 130-140.
9. Grist J. (2002), Easterly waves over Africa. Part I: The seasonal cycle and contrasts between wet and dry years, Mon. Wea. Rev, Vol 130, pp. 197-211.
10. Nguyễn Văn Hưởng (2012), Xác định khách quan thời tiết trong các đợt mưa lớn trên khu vực miền Trung từ số liệu tái phân tích JRA25, Luận văn thạc sỹ.
11. Kiladis, G. N., C. D. Thorncroft, and N. G. Hall (2006), Three dimensional structure and dynamics of the African easterly waves, Part II: Observations, J. Atmos. Sci, Vol 63, pp. 2212-2230.
12. Reed, R. J., and E. E. Recker (1971), Structure and properties of synoptic-scale wave disturbances in the equatorial western Pacific. J. Atmos. Sci., Vol 28, pp.1117-1133.
13. Reed, R., D. Norquist, and E. Recker (1977), The structure and properties of African wave disturbances as observed during phase III of GATE, Mon. Wea. Rev, Vol 105, pp. 413-420.
14. Riehl H. (1945), Waves in the easterlies, Univ. of Chicago Misc. Report No. 17, Vol 79.
15. Riehl H. (1965), Varying structure of waves in the easterlies. Proc. Intern. Symp. on Dynamics of Large-Scale Processes. Moscow, pp. 411-416.
16. Thorncroft, C. D. and K. Hodges (2001), African easterly wave variability and its relationship to Atlantic tropical cyclone activity, J. Climate, Vol 14, pp.1166–1179.
17. Nguyễn Khanh Vân, Bùi Minh Tăng (2004), Đặc điểm hình thế thời tiết gây mưa, lũ, lụt lớn ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thời kỳ 1997-2001, Tạp chí Khoa học Trái đất, 26(1), Trang 50-59.
18. Zawislak, J. and E. J. Zipser (2010), Observations of seven African easterly waves in the East Atlantic during 2006, J. Atmos. Sci, Vol 67, pp. 26-43.

Các tác giả

Minh Thái Thị Thanh
tttminh@hunre.edu.vn (Liên hệ chính)
Tâm Lê Thị Thanh
Liên Thái Thị Mai
Thái Thị Thanh, M., Lê Thị Thanh, T., & Thái Thị Mai, L. (2017). 9. ẢNH HƯỞNG CỦA SÓNG ĐÔNG ĐẾN MƯA TRÊN KHU VỰC MIỀN TRUNG. Tạp Chí Khoa học Tài Nguyên Và Môi trường, (18), 74–84. Truy vấn từ https://tapchikhtnmt.hunre.edu.vn/index.php/tapchikhtnmt/article/view/62
##submission.license.notAvailable##

Chi tiết bài viết

Các bài báo tương tự

<< < 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 > >> 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

05. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HẠN HÁN BẰNG CHỈ SỐ THIẾU HỤT DÒNG CHẢY VÙNG HẠ LƯU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Thiện Trần Đức, Bính Đỗ Thị, Anh Nguyễn Phương
Abstract View : 250
Download :62