15. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH NĂNG LƯỢNG CÔNG BẰNG TRONG NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI TỈNH SƠN LA
Giới thiệu
Đánh giá thực trạng chuyển dịch năng lượng công bằng trong nông lâm nghiệp khu vực Tây Bắc có vai trò quan trọng trước xu thế cắt giảm năng lượng hóa thạch cho mục tiêu giảm phát thải đến năm 2050 của Chính phủ. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp kế thừa số liệu và phỏng vấn các hộ gia đình sản xuất nông lâm nghiệp để đánh giá thực trạng chuyển dịch năng lượng và tác động của chuyển dịch năng lượng tại khu vực. Nghiên cứu đã cho kết quả: (i) Thực trạng chuyển dịch năng lượng trong nông lâm nghiệp vừa và nhỏ khu vực Tây Bắc, thực trạng tổng cung năng lượng sơ cấp cụ thể từ năm 2018 - 2023, điện mặt trời đã tăng lên 750 MW tăng 3,9 %; Điện gió tăng 300 MW tăng 2 %; Thủy điện nhỏ tăng 300 MW, tăng 2 %; Thủy điện dao động từ 27 - 28 %; Sinh khối tăng 650MW tăng 7 %. Than giảm 1.050.000 MW giảm 13 %; Dầu khí và Diesel giảm 550 MW giảm 1 %; Kết quả cơ hội việc làm cho nhóm ngành năng lượng tái tạo ước đạt 35,7 triệu việc làm tăng 44 %. (ii) Kết quả đánh giá tác động đến các hộ sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp: Cơ cấu năng lượng trong các hộ cho thấy Thủy điện và Dầu khí, Diesel là năng lượng chủ yếu; 80 % số hộ cho kết quả việc sử dụng năng lượng tái tạo có hiệu quả hơn do tiết kiệm đầu vào chi phí nhiên liệu; Sử dụng năng lượng tái tạo tiết kiệm đến hơn 70 % chi phí. Tuy nhiên, khả năng phát triển thấp; Chi phí đầu tư ban đầu cao; Ảnh hưởng đến sinh vật và đa dạng sinh học; Phụ thuộc vào tình trạng thời tiết; Tổng hợp công suất lắp đặt thiết bị năng lượng tái tạo,... Kết quả nghiên cứu này sẽ đóng góp quan trọng cho đánh giá chuyển dịch năng lượng công bằng tại khu vực Tây Bắc và đảm bảo sự bền vững của năng lượng ở Tây Bắc.
Toàn văn bài báo
Trích dẫn
[2]. Bộ Công thương (2020). Quyết định 3027-QĐ-BCT về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết 140/NQ-CP về việc xây dựng Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 55-NQ TW của Bộ Chính trị.
[3]. Bộ Công thương (2021). Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch Điện VIII_PDP8)".
[4]. Friedrich-Ebert Stiftung (FES) (2017). Báo cáo về Chuyển dịch năng lượng Đảm bảo Công bằng Xã hội ở Việt Nam.
[5]. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (2021). Sự bùng nổ trong phát triển năng lượng mặt trời trên mái nhà, tổng công suất lắp đặt đã đạt gần 9300 MWp. Thông cáo báo chí vào ngày 06 tháng 01 năm 2021.
[6]. Koos Neefjes, Ngô Thị Tố Nhiên (2021). Triển vọng Chuyển dịch Năng lượng đảm bảo Công bằng Xã hội tại Việt Nam 2021 và tương lai. Friedrich Ebert Stiftung (FES).
[7]. Chapman.A, et al., (2021). Evaluating the global impact of low-carbon energy transitions on social equity. Environ. Innov. Soc. Transit. 2021, 40, 332 - 347.
[8]. Emily Karanja (2022). Transforming Africa: Just & Equitable Energy Transition. News and Views from the Global South (IPS). https://www.ipsnews.net/2022/06/transforming-africa-just-equitable-energy-transition/.