15. ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN CƠ GIỚI VÀ THÀNH PHẦN KHOÁNG VẬT TRONG ĐẤT TRỒNG TẠI KHU VỰC VÂN NỘI, TIÊN DƯƠNG, HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI

Minh Trần Thị Hồng, Vinh Đặng Thị, Chi Nguyễn Cẩm

Giới thiệu

Hai xã Vân Nội và Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội nơi chuyên cung cấp rau, củ, quả cho nội thành Hà Nội và các tỉnh lân cận. Với mục tiêu nhằm làm sáng tỏ về đặc điểm thành phần cơ giới và thành phần khoáng vật trong đất trồng của khu vực nghiên cứu, nhóm tác giả đã khảo sát thực địa, đào các phẫu diện, lấy các mẫu đất tại khu vực Vân Nội - Tiên Dương, huyện Đông Anh. Các phương pháp phân tích được sử dụng bao gồm: Phân tích thành phần cơ giới đất bằng rây ướt (với kích thước mặt sàng chính 2 mm, 0,05 mm và 0,005 mm); Thành phần khoáng vật được xác định bằng các phương pháp nhiễu xạ Rơnghen (XRD), hiển vi điện tử quét (SEM) đối với bè hạt mịn (<0,005 mm) và kính hiển vi soi nổi đối với bè hạt thô (>0,05 mm). Kết quả phân tích cho thấy đất trồng trong vùng nghiên cứu thuộc loại đất sét pha cát, với thành phần cấp hạt 0,05 - 2 mm trung bình là 55,34 %; Hàm lượng sét có cỡ hạt <0,005 mm trung bình 14,98 %; Bụi cỡ hạt 0,005 - 0,05 mm, trung bình là 28,04 %. Thành phần khoáng vật của đất trồng tại xã Vân Nội bao gồm thạch anh dao động từ 58 - 81 %, kaolinit từ 5 - 11 %, hydromica (illit) dao động từ 4 - 11 %, chlorit và montmorilonit từ 1 - 6 %, goethit dao động từ 2 - 10 %, felspat từ 1 - 6 %. Bên cạnh đó còn có các khoáng vật: hematit, amphibol, boemit, lepidocrocit, talc chiếm hàm lượng nhỏ. Tại xã Tiên Dương, đất trồng thành phần khoáng vật tương tự như ở Vân Nội, nhưng nhìn chung đất trồng ở Tiên Dương có hàm lượng thạch anh cao hơn. Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm cơ sở khoa học cho việc định hướng sử dụng đất chuyển canh rau an toàn tại địa phương.

Toàn văn bài báo

Được tạo từ tệp XML

Trích dẫn

[1]. Agriculture and Agri-Food Canada (1998) The Canadian system of Soil classification. NRC Research Press. Ottawa, 203 pages.
[2]. Trần Thị Hồng Minh (2020). Đặc điểm địa hóa đất tả ngạn Sông Hồng thuộc địa bàn Hà Nội. Luận án Tiến sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
[3]. Tran Thi Hong Minh, Nguyen Khac Giang (2018). Metal and metalloid concentrations in soil, surface water and vegetables and the potential ecological and human health risks in the Northeastern area of Hanoi, Vietnam. Journal of Enviro Monit and Assess: 190.624. ISSN: 0167-6369 (print version) ISSN: 1573-2959 (electronic version).
[4]. Nguyễn Khắc Giảng, Trần Thị Hồng Minh và nnk (2022). Nghiên cứu đặc điểm địa hóa môi trường đất của các vùng chuyên canh rau an toàn trên địa bàn Đông Anh và Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Đề tài cấp Bộ, Bộ Khoa học và Công nghệ.
[5]. Viện Thổ Nhưỡng - Nông Hóa (2015). Điều tra, đánh giá thoái hóa đất phục vụ phát triển bền vững thành phố Hà Nội.
[6]. Phạm Xuân Quyền (2014). Đặc điểm địa hóa môi trường đất và nước một số xã trọng điểm của huyện Mê Linh và Đông Anh trong sản xuất rau an toàn. Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
[7]. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4198:2014. Đất xây dựng - Phương pháp phân tích thành phần hạt trong phòng thí nghiệm.
[8]. Đặng Thị Vinh, Nguyễn Khắc Giảng, Trần Thị Nhân, Trần Thị Hồng Minh (2023). Những kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần vật chất của đất trồng rau khu vực Đặng Xá - Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học toàn quốc Địa hóa, Môi trường và Phát triển bền vững. Nxb. Khoa học Tự nhiên.
[9]. Dang Thi Vinh, Nguyen Khac Giang, Tran Thi Hong Minh, Tran Thi Nhan, Pham Xuan Quyen (2022). Mineralogical composition and distribution of heavy metals in vegetable cultivation land in the Van Noi - Tien Duong area, Dong Anh district and Dai Thinh area, Me Linh district, Ha Noi city. Journal of Mining and Earth Sciences, Vol. 63, Issue 3 (2022) 1-9.
[10]. Đặng Trung Thuận (2005). Địa hóa học. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 416 trang.
[11]. United States Department of Agriculture (USDA) (1999). Soil taxonomy: A basic system of soil classification formaking and interpreting soil surveys. Second Edition, 886 pages.

Các tác giả

Minh Trần Thị Hồng
tthminh@hunre.edu.vn (Liên hệ chính)
Vinh Đặng Thị
Chi Nguyễn Cẩm
Trần Thị Hồng, M., Đặng Thị, V., & Nguyễn Cẩm, C. (2023). 15. ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN CƠ GIỚI VÀ THÀNH PHẦN KHOÁNG VẬT TRONG ĐẤT TRỒNG TẠI KHU VỰC VÂN NỘI, TIÊN DƯƠNG, HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI. Tạp Chí Khoa học Tài Nguyên Và Môi trường, (48), 149–159. Truy vấn từ https://tapchikhtnmt.hunre.edu.vn/index.php/tapchikhtnmt/article/view/536
##submission.license.notAvailable##

Chi tiết bài viết

Các bài báo tương tự

1 2 3 4 5 6 7 8 9 > >> 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

06. TIẾP CẬN ĐỊA KHÔNG GIAN TRONG ĐÁNH GIÁ PHÂN MẢNH MÔI TRƯỜNG SỐNG GẮN VỚI THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT: NGHIÊN CỨU ĐIỂM TẠI CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT TOÀN CẦU UNESCO ĐẮK NÔNG, VIỆT NAM

Nhung Đỗ Thị, Vân Nguyễn Thị Thảo, My Nguyễn Thị Diễm, Phương Đặng Đỗ Lâm, Đào Bùi Thị Thúy, Mạnh...
Abstract View : 76
Download :17

15. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỶ SỐ TẦN SUẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC MÁY ĐỂ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ NHẠY CẢM TRƯỢT LỞ. KHU VỰC THỬ NGHIỆM: XÃ PHÌN NGAN, TỈNH LÀO CAI

Hiển Đỗ Minh, Hoàng Nguyễn Văn, Dũng Mai Lê, Hương Ngô Thị, Dũng Lương Hữu, Phong Nguyễn Bình
Abstract View : 251
Download :47