14. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ TUẦN HOÀN CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH NHỰA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Giới thiệu
Ngành nhựa là ngành có sự phát triển nhanh trong nền kinh tế Việt Nam nhưng sự phát triển nhanh này đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề xử lý chất thải nhựa khi mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn nhựa. Mô hình kinh tế tuần hoàn được coi là giải pháp bền vững do khả năng tái sử dụng chất thải, nguồn tài nguyên sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm và hướng tới phát triển bền vững. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý môi trường và mức độ thực hiện các giải pháp liên quan đến kinh tế tuần hoàn của một số doanh nghiệp thuộc ngành nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đề xuất các giải pháp hướng đến áp dụng thành công mô hình kinh tế tuần hoàn. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, thông qua phỏng vấn cán bộ quản lý của một số doanh nghiệp nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả cho thấy, các doanh nghiệp nhựa ở Hà Nội đã và đang tạo ra ô nhiễm đáng kể dưới dạng chất thải rắn, khí thải và nước thải. Tại các doanh nghiệp tái chế có quy mô nhỏ thiếu các biện pháp quản lý chất thải hiệu quả. Tại doanh nghiệp nhựa sản xuất từ nguyên liệu tinh đều có nguồn lực tài chính để thực hiện các biện pháp phòng ngừa bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp này sử dụng các công nghệ hiện đại để giảm chi phí vận hành và tối đa hóa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Liên quan đến kinh tế tuần hoàn, ngành nhựa đã và đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm tối ưu hóa đầu vào, giảm tiêu hao năng lượng, chia sẻ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Giải pháp đề xuất để phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành nhựa bao gồm truyền thông, tuyên truyền phổ biến kiến thức về kinh tế tuần hoàn. Mặc dù vẫn còn những rào cản song các doanh nghiệp nhựa đều nhìn nhận kinh tế tuần hoàn theo hướng tích cực và lạc quan hơn về chính sách và khả năng áp dụng thành công trong các doanh nghiệp.
Toàn văn bài báo
Trích dẫn
[2]. Unicef Vietnam (2020). Trẻ em khó khăn tại các vùng sâu vùng xa đối diện với biến đổi khí hậu.
[3]. Liên Hợp Quốc - Việt Nam (2022). Nguyên nhân và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
[4]. Nguyễn Thị Phong Lan (2022). Kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam. Tạp chí Cộng sản.
[5]. Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (2021). Tổng quan ngành nhựa Việt Nam (Phần 1). https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/tong-quan-nganh-nhua-viet-nam---phan-1--4666.4050.html.
[6]. Nguyễn Thị Hiền (2022). Rác thải nhựa và một số giải pháp nhằm hạn chế tác hại do rác thải nhựa gây ra. Tạp chí Công thương.
[7]. Nguyễn Tuấn Anh và cộng sự (2021). Đánh giá mức độ thực hiện các hệ thống quản lý môi trường trong các doanh nghiệp nhựa tại Việt Nam. Nghiên cứu khoa học và ô nhiễm môi trường, Số 28(9), tr. 11541 - 11553.
[8]. Nguyễn Khương Đức và cộng sự (2018). Đánh giá tác động của các hệ thống quản lý môi trường đến hiệu quả sản xuất và sự bền vững của các doanh nghiệp trong ngành nhựa tại Việt Nam. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và quản lý môi trường, Số 25(4), tr. 728 - 740.
[9]. Nguyễn Thái Hà và cộng sự (2020). Nghiên cứu đánh giá tác động của các hệ thống quản lý môi trường đến hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường trong ngành sản xuất nhựa tại Việt Nam. Tạp chí Quản lý Môi trường, Số 257, 109972.
[10]. Lê Minh Hoàng và cộng sự (2021). Đề ra các giải pháp kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam, đồng thời đề xuất các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế tuần hoàn. Số 23(1), tr. 14 - 26.
[11]. Trịnh Thị Thu và cộng sự (2020). Đánh giá tác động của các giải pháp quản lý chuỗi cung ứng xanh đến hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường trong ngành sản xuất nhựa tại Việt Nam vào năm 2020. Số 162, 105046.
[12]. Nguyễn Hương Liên và cộng sự (2021). Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam. Báo Sản xuất sạch hơn. Số 288, 125744.
[13]. Tạ Thị Yến, Bế Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Đỗ Tiến Anh (2020). Nghiên cứu đánh giá phát thải tại làng nghề tái chế nhựa Triều Khúc và đề xuất giải pháp. Tạp chí Môi trường (10/2020).