05. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HẠN HÁN BẰNG CHỈ SỐ THIẾU HỤT DÒNG CHẢY VÙNG HẠ LƯU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Giới thiệu
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng diện tích khoảng 40,6 nghìn km2; dân số vùng khoảng 21,49 triệu người, chiếm gần 22 % dân số cả nước là vùng chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,... Đây được coi là vựa lúa lớn nhất của nước ta, đồng thời là khu vực cung cấp một lượng lớn thủy, hải sản và nông sản cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, vào mùa cạn, nước từ thượng nguồn về thấp, thủy triều dâng, mang nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất. Hầu như năm nào, vùng ĐBSCL cũng chịu tác động nặng nề của những đợt hạn hán lớn. Trong giai đoạn từ năm 2013 - 2020, vùng ĐBSCL chịu ảnh hưởng lớn của hạn hán xảy ra trên diện rộng, liên tục và kéo dài, trong đó nguyên nhân gây hạn chủ yếu là do thiếu hụt dòng chảy thượng lưu, sự hạ thấp mực nước. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về chỉ số thiếu hụt về dòng chảy tại các trạm thủy văn khu vực hạ lưu ĐBCSL với kết quả phân cấp hạn theo 05 cấp độ bình thường, hạn vừa, hạn nhẹ, hạn nặng và hạn rất nặng cho các tháng mùa khô, từ kết quả phân cấp hạn làm cơ sở nghiên cứu để bổ sung thêm các tiêu chí phân cấp rủi ro thiên tai cho vùng hạ lưu.
Toàn văn bài báo
Trích dẫn
[2]. Bùi Việt Hưng (2017). Lựa chọn chỉ số dự báo hạn cho đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, số 37/2017.
[3]. Mai Kim Liên và nnk (2016). Đặc trưng hạn hán đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số tháng 05/2016.
[4]. Espagne E. (ed.) và nnk (2021). Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Tác động và ứng phó. Báo cáo đánh giá cho Hội nghị COP26 của dự án GEMMES Việt Nam.
[5]. Tatarski, M. (2021). Việt Nam loay hoay tìm giải pháp cho mùa khô khắc nghiệt ở ĐBSCL. The Third Pole 2021.