03. DỮ LIỆU GNSS CORS QUỐC GIA VÀ LỊCH VỆ TINH CHÍNH XÁC TRONG XÂY DỰNG LƯỚI KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH

Thắm Bùi Thị Hồng

Giới thiệu

Trong nghiên cứu này, dữ liệu của 2 điểm GNSS CORS quốc gia (CRRS và ĐNRS) cùng với dữ liệu lịch vệ tinh chính xác được sử dụng để xác định tọa độ điểm của 14 điểm lưới GNSS khu vực Phú Yên, Đắc Lắk, Khánh Hòa phục vụ cho công tác trắc địa công trình. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, 14 điểm GNSS có sai số vị trí điểm khá đồng đều, trung bình khoảng 4,1 cm. TN4-02-11 là điểm yếu nhất của lưới có sai số vị trí điểm là 5,0 cm. TN4-02-04 và TN4-02-08 là những điểm tốt nhất của mạng lưới có sai số vị trí điểm là 3,1 cm. TN4-02-03 - TN4-02-04 là cạnh yếu nhất của lưới với sai số trung phương tương đối chiều dài cạnh là 1/189458, sai số phương vị chiều dài cạnh là 1,21". Nhận thấy, mặc dù lưới có các cạnh dài (cạnh dài nhất gần là 464 km) nhưng do sử dụng lịch vệ tinh chính xác trong xử lý số liệu nên độ chính xác của lưới vẫn đảm bảo yêu cầu phục vụ cho khảo sát, thiết kế, thi công công trình xây dựng. Tại Việt Nam hiện nay, hệ thống các trạm GNSS CORS quốc gia đã hoàn thiện đi vào sử dụng, lịch vệ tinh chính xác được Tổ chức quốc tế cung cấp các dịch vụ về hệ thống GNSS (IGS) hỗ trợ, độ chính xác của lưới GNSS hoàn toàn đáp ứng tốt nhiệm vụ của trắc địa nói chung, trắc địa công trình nói riêng.

Toàn văn bài báo

Được tạo từ tệp XML

Trích dẫn

[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Thông tư số 06/2009/TT-BTNMT ngày 18/6/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới tọa độ.
[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định về bản đồ địa chính.
[3]. Bùi Thị Hồng Thắm (2013). Nghiên cứu cơ sở lý thuyết cho việc hiện đại hóa lưới khống chế trắc địa quốc gia ở Việt Nam bằng hệ thống định vị toàn cầu GNSS. Luận án Tiến sỹ kỹ thuật, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
[4]. Bùi Thị Hồng Thắm (2017). Khảo sát hiệu quả của lịch vệ tinh chính xác trong xử lý số liệu GNSS. Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
[5]. Bùi Thị Hồng Thắm, Trần Hồng Quang (2022). Giáo trình ứng dụng GNSS trong thành lập, hiện chỉnh và sử dụng bản đồ. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
[6]. Cục Bản đồ - BTTM (2008). Hệ quy chiếu & Hệ tọa độ quân sự - Hệ thống và giải pháp công nghệ. Hội thảo khoa học.
[7]. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam (2016). Dự án Xây dựng mạng lưới trạm định vị toàn cầu bằng vệ tinh trên lãnh thổ Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường.
[8]. Đặng Nam Chinh, Đỗ Ngọc Đường (2012). Định vị vệ tinh. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật.
[9]. Nguyễn Đình Thành và nnk (2016). Nghiên cứu khả năng khai thác dữ liệu từ các nguồn: GPS, GLONASS, GALILEO, Bắc Đẩu nhằm nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng hệ thống các trạm cơ sở thường trực DGPS do Cục Bản đồ xây dựng. Báo cáo Tổng kết khoa học - kỹ thuật đề tài cấp Cục Bản đồ, Bộ Tổng tham mưu.
[10]. Nguyễn Văn Đông và nnk (2016). Nghiên cứu công nghệ trạm tham chiếu ảo phục vụ hoạt động đo đạc, sản xuất tư liệu địa hình trong Quân đội. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp Cục Bản Bản đồ, Bộ Tổng tham mưu.
[11]. Trần Hồng Quang (2013). GNSS - Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu. Nxb. Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
[12]. http://www.igs.org/products.

Các tác giả

Thắm Bùi Thị Hồng
bththam@hunre.edu.vn (Liên hệ chính)
Bùi Thị Hồng, T. (2022). 03. DỮ LIỆU GNSS CORS QUỐC GIA VÀ LỊCH VỆ TINH CHÍNH XÁC TRONG XÂY DỰNG LƯỚI KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH. Tạp Chí Khoa học Tài Nguyên Và Môi trường, (44), 21–31. Truy vấn từ https://tapchikhtnmt.hunre.edu.vn/index.php/tapchikhtnmt/article/view/458
##submission.license.notAvailable##

Chi tiết bài viết

Các bài báo tương tự

1 2 3 4 5 > >> 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả