12. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÙNG NUÔI VÀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC NUÔI TÔM THÂM CANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

Thảo Đặng Hồ Phương

Giới thiệu

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm khảo sát hiện trạng vùng nuôi và đánh giá chất lượng nguồn nước nuôi tôm thâm canh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Tổng cộng 50 cơ sở nuôi tôm thâm canh ở địa phương được chọn để khảo sát hiện trạng nuôi tôm và công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời, nghiên cứu tiến hành lấy mẫu nước mặt kênh, rạch tại 18 vị trí gần các vùng nuôi tập trung để đánh giá chất lượng nguồn nước. Kết quả phân tích được so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ (QCVN 02-19:2014/BNNPTNT), thông tư 45:2010/TT-BNNPTNT Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy, 100% cơ sở (50/50) xử lý nước cấp trước khi cho vào ao nuôi. Tuy nhiên, chỉ có 18% cơ sở (9/50) có xử lý nước thải. Về thực trạng chất lượng nước, thông số pH và DO của các mẫu lấy về phân tích đều đảm bảo trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, một số vị trí có các chỉ tiêu TSS, BOD5, NH3 và Coliform không đạt quy chuẩn so với QCVN 02-19:2014/BNNPTNT, Thông tư 45:2010/BNNPTNT và QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Nguồn nước ô nhiễm này nếu sử dụng trực tiếp để nuôi tôm mà không qua xử lý có thể gây ô nhiễm ao nuôi, thậm chí có thể lan truyền các mầm bệnh, do đó cần có biện pháp xử lý thích hợp.

Toàn văn bài báo

Được tạo từ tệp XML

Trích dẫn

[1]. Christopher L. D., N., W., Mark W. R., Siet, M. và Mahfuzuddin A (2003). Outlook for Fish to 2020: Meeting Global Demand. International Food Policy Research Institute, WorldFish Center, Penang, Malaysia.
[2]. FAO (2012). State of the world review Fisheries and Aquaculture. Rome.
[3]. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (2018). Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam. Truy cập ngày 25/02/2020, địa chỉ http://vasep.com.vn/1192/OneContent/tong-quan-nganh.htm.
[4]. Trịnh Thị Long và Dương Công Chinh (2017). Nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long: tồn tại và thách thức. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Số 8: 36 - 38.
[5]. Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu (2016). Bạc Liêu: Nuôi tôm thích ứng với biến đổi khí hậu. Truy cập ngày 25/02/2020, địa chỉ http://cdc.org.vn/cong-thong-tin/bien-doi-khi-hau/bac-lieu-nuoi-tom-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau-3098.html.
[6]. Ủy Ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu (2018). Quyết định 1415/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2018-2020.
[7]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010). Thông tư 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 07 năm 2010 về việc quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hà Nội.
[8]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014). QCVN 02-19:2014/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ - điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Hà Nội.
[9]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. Hà Nội.

Các tác giả

Thảo Đặng Hồ Phương
dhpt.86@gmail.com (Liên hệ chính)
Đặng Hồ Phương, T. (2022). 12. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÙNG NUÔI VÀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC NUÔI TÔM THÂM CANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU. Tạp Chí Khoa học Tài Nguyên Và Môi trường, (41), 122–132. Truy vấn từ https://tapchikhtnmt.hunre.edu.vn/index.php/tapchikhtnmt/article/view/417
##submission.license.notAvailable##

Chi tiết bài viết

Các bài báo tương tự

<< < 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 > >> 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.