14. KHAI THÁC BỀN VỮNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG THẤU KÍNH NƯỚC NHẠT TẦNG CHỨA NƯỚC PLEISTOCEN VÙNG NAM ĐỊNH

Lê Trần Thành, Nhân Phạm Quý

Giới thiệu

Vùng Nam Định có thấu kính nước nhạt TCN Pleistocen phân bố phía Đông, Đông Nam tỉnh thuộc địa bàn các huyện: Hải Hậu, Nghĩa Hưng, một phần Ý Yên, Trực Ninh, Nam Trực và Giao Thuỷ, với diện tích phân bố 761 km2. Thấu kính nước nhạt cung cấp chủ yếu nước sinh hoạt ăn uống cho người dân khu vực với lưu lượng trung bình 97.989 m3/ngày. Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội nhu cầu khai thác sử dụng nước dưới đất trong khu vực gia tăng, đi kèm với đó là khả năng suy thoái cạn kiệt và xâm nhập mặn. Bài báo này đánh giá mức tính bền vững của khai thác đối với tầng chứa nước Pleistocen dựa trên 6 tiêu chí: Tài nguyên nước dưới đất có thể phục hồi/đầu người (I1 gọi tắt là Chỉ số tổng lượng nước dưới đất trên đầu người); Tổng lượng khai thác tài nguyên nước dưới đất/lượng cung cấp cho nước dưới đất (I2 gọi tắt là Chỉ số sử dụng nước dưới đất so với lượng bổ cập); Tổng lượng khai thác tài nguyên nước dưới đất/tổng tài nguyên nước dưới đất có khả năng khai thác (I3 gọi tắt là Chỉ số sử dụng nước dưới đất so với tiềm năng); Tổng lượng nước nước dưới đất cho sinh hoạt/tổng lượng sinh hoạt (I4 gọi tắt là Chỉ số nước cho sinh hoạt); Chỉ số cạn kiệt nước dưới đất (I5); Chỉ số khả năng tổn thương nước dưới đất (I6). Kết quả nghiên cứu đã xác định được trữ lượng khai thác nước dưới đất cho toàn vùng là 410.398m3/ngày. Từ các chỉ số tính toán đã xác định được 7/10 vùng theo ranh giới hành chính là vùng khai thác không bền vững gồm: Vụ Bản, Nghĩa Hưng, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu. Từ kết quả này, bản đồ đánh giá tình bền vững trong khai thác được thành lập phục vụ công tác quản lý, cấp phép và định hướng khai thác nước dưới đất.

Toàn văn bài báo

Được tạo từ tệp XML

Trích dẫn

[1]. TV Nguyen, A Weller, DN Tang (2010), Geophysical Measurements in Coastal Area of Nam Dinh Province (Vietnam) for Delineation of Aquifers. Near Surface 2010-16th EAGE European Meeting of Environmental and Engineering Geophysics, cp-164-00098.
[2]. J Vrba, A Lipponen (2007). Groundwater Resources Sustainability Indicators. Groundwater Indicators Working Group UNESCO, IAEA, IAH. IHP-VI, UNESCO. Series on Groundwater, 14, 123.
[3]. Đoàn Văn Cánh (1996). Tài nguyên môi trường NDĐ vùng Nam Định - Hà Nam. Đề tài KHCN cấp Bộ, Bộ Khoa học và Công nghệ.
[4]. Đoàn Văn Cánh (2015). Nghiên cứu đề xuất các tiêu chí và phân vùng khai thác bền vững, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ. KC.08.06/11-15, Bộ Khoa học và Công nghệ.
[5]. Nguyễn Văn Đản (2009). Nghiên cứu, áp dụng tổ hợp các phương pháp ĐCTV, ĐVL, mô hình số để điều tra, đánh giá nhiễm mặn và tìm kiếm các thấu kính hoặc TCN nhạt dải ven biển Nam Định. Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc.
[6]. Nguyễn Văn Độ (1996). Lập bản đồ địa chất thủy văn 1:50.000 vùng Nam Định. Lưu trữ địa chất, Đoàn 47.
[7]. Hoàng Văn Hoan (2014). Nghiên cứu xâm nhập mặn nước dưới đất trầm tích đệ tứ vùng Nam Định. Luận án Tiến sỹ Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
[8]. Hoàng Ngọc Kỷ (1978). Những nét chính địa chất Đệ tứ đồng bằng Bắc Bộ. Lưu trữ Địa chất.
[9]. Nguyễn Văn Lâm (2011). Phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất thành phố Hà Nội. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
[10]. Bùi Học và nnk (2005). Đánh giá tính bền vững của việc khai thác sử dụng tài nguyên nước ngầm lãnh thổ Việt Nam. Định hướng khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ nước ngầm đến năm 2020. Đề tài độc lập cấp Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ.
[11]. Frank Wagner, Phạm Quý Nhân, Jens Bhomer, Đỗ Tiến Hùng (2011). Tăng cường bảo vệ NDĐ ở Việt Nam. Dự án Chính phủ CHLB Đức.
[12]. Đặng Đình Phúc (2000). Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, hiện trạng khai thác và dự báo cạn kiệt, xâm nhập mặn khu vực Hải Hậu - Giao Thuỷ thuộc vùng duyên hải tỉnh Nam Định. Đề tài NCKH - Cục Quản lý Tài nguyên nước.
[13]. E. Saurin (1924). Nghiên cứu về vùng trũng Hà Nội. Lưu trữ Địa chất.
[14]. Đỗ Trọng Sự (1986). Địa chất thủy văn - địa chất công trình vùng đồng bằng Bắc Bộ. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản.
[15]. Nguyễn Văn Hoàng, Vũ Đình Hùng (2003). Nghiên cứu nguyên nhân làm suy thoái chất lượng NDĐ vùng duyên hải Nam Định và các biện pháp khắc phục. Đề tài NCKH - Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
[16]. Vũ Nhật Thắng, Vũ Quang Lân (1997). Những dẫn liệu mới về địa chất Đệ tứ vùng Thái Bình - Nam Định và phụ cận. Tạp chí Bản đồ Địa chất (1), tr. 48 - 52.
[17]. Cao Sơn Xuyên (1985). Địa chất thủy văn, địa chất công trình 1:200.000 tờ Hải Phòng - Nam Định. Đoàn 63, Liên đoàn 2.
[18]. A.E Dovjicov (1965). Bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:500.000. Lưu trữ Địa chất.
[19]. American Society of Civil Engineers (2005). Intensive groundwater use: silent revolution and potential source of social conflicts.
[20]. J. Fromaget (1939). Bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ 1:200.000. Lưu trữ Địa chất.
[21]. Paul Seward, Xu, Yongxin and Brendonck, Luc (2006). Sustainable groundwater use, the capture principle, and adaptive management. Water Sa. 32(4).
[22]. Thomas E Reilly William M Alley, O Lehn Franke (1999). Sustainability of groundwater resources. US Department of the Interior, US Geological Survey.

Các tác giả

Lê Trần Thành
ttle@hunre.edu.vn (Liên hệ chính)
Nhân Phạm Quý
Trần Thành, L., & Phạm Quý, N. (2021). 14. KHAI THÁC BỀN VỮNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG THẤU KÍNH NƯỚC NHẠT TẦNG CHỨA NƯỚC PLEISTOCEN VÙNG NAM ĐỊNH. Tạp Chí Khoa học Tài Nguyên Và Môi trường, (38), 132–145. Truy vấn từ https://tapchikhtnmt.hunre.edu.vn/index.php/tapchikhtnmt/article/view/370
##submission.license.notAvailable##

Chi tiết bài viết

Các bài báo tương tự

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 > >> 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >> 

3. ỨNG DỤNG TRỌNG SỐ ENTROPY TÍNH TOÁN CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC (EWQI) VÙNG KHAN HIẾM NƯỚC TỈNH LONG AN

Phạm Quý Nhân, Trần Thị Ngọc Trâm, Trần Thành Lê, Lê Việt Hùng
Abstract View : 264
Download :74