03. NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG NGUY CƠ LŨ QUÉT KHU VỰC HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG BẰNG DỮ LIỆU VIỄN THÁM VÀ GIS TRÊN CƠ SỞ CHỈ SỐ FFPI

Chúc Quách Thị, Đào Bùi Thị Thúy

Giới thiệu

Mục đích của bài báo là trình bày cách tiếp cận kết hợp công nghệ viễn thám và GIS với chỉ số tiềm năng lũ quét (FFPI) phân vùng nguy cơ lũ quét huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Cách tiếp cận này bao gồm 3 phần quan trọng: (i) xác định các nhân tố ảnh hưởng gây lũ quét và thành lập bản đồ chuyên đề theo từng nhân tố thành phần; (ii) thành lập bản đồ cảnh báo lũ quét dựa trên ảnh hưởng của từng nhân tố thành phần được phân cấp theo chỉ số FFPI; (iii) chồng xếp bản đồ cảnh báo lũ quét của các nhân tố thành phần để thành lập bản đồ cảnh báo nguy cơ lũ quét, sau đó tiến hành đánh giá nguy cơ lũ quét xác định các điểm dễ bị lũ quét. Địa điểm nghiên cứu là khu vực huyện Quang Bình, một huyện thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Giang. Dựa vào đặc điểm thực tế của khu vực nghiên cứu: độ dốc, loại đất, loại hình sử dụng đất, mật độ che phủ thực vật và lượng mưa là các nhân tố được lựa chọn để nghiên cứu. Theo đó khu vực nghiên cứu được phân ra thành 5 mức nguy cơ: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy lũ quét có nguy cơ cao và rất cao của khu vực nghiên cứu chiếm 12,43% diện tích của huyện, trong đó phân bố chủ yếu tại các xã Tiên Nguyên, Tân Nam, Xuân Minh, Tân Bắc, Tân Trịnh, Bản Rịa. Kết quả nghiên cứu này đã xác định được những khu vực có nguy cơ lũ quét cao để giám sát và cảnh báo sớm phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai và quản lý tài nguyên môi trường của huyện nhằm hạn chế các thiệt hại có thể xảy ra.

Toàn văn bài báo

Được tạo từ tệp XML

Trích dẫn

[1]. Lại Tuấn Anh, Nguyễn Ngọc Thạch, Phạm Xuân Cảnh, Lê Như Ngà, Vũ Đăng Cường (2018). Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm lũ quét ở vùng núi, thử nghiệm tại huyện Thuận Châu, Sơn La. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 60, 28 - 35.
[2]. Đào Đình Bắc, Nguyễn Hiệu, Trần Thanh Hà, và Phạm Tiến Sỹ (2006). Vấn đề cảnh báo - dự báo tai biến thiên nhiên đảm bảo độ an toàn cho các điểm dân cư miền núi. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số T.XXII (4AP), tr. 12 - 23.
[3]. Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Đào Quang Hải (2017). Xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ, Tập 20, Số T4 - 2017.
[4]. Cao Đăng Dự và Phùng Đức Chính (2006). Mưa gây lũ quét ở vùng núi Bắc Bộ. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, tr. 1 - 6.
[5]. Cao Đăng Dự, Lê Bắc Huỳnh (2000). Lũ quét: Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh. Vol. Tập 2, Nhà xuất bản Nông nghiệp 212 trang, Hà Nội.
[6]. Trần Tuấn Đạt, Nguyễn Hiệu, Lã Thanh Hà, Hoàng Duy Khánh (2008). Phân tích hiện trạng và nguyên nhân trận Lũ quét - Bùn đá tại xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai. Hội nghị Địa lí toàn quốc, Hà Nội.
[7]. Giới thiệu khái quát huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang https://vansudia.net/gioi-thieu-khai-quat-huyen-quang-binh/.
[8]. Lã Thanh Hà (2017). Phân tích quan hệ của các yếu tố tự nhiên của khu vực nghiên cứu với tai biến lũ quét cho 03 huyện Cao Phong-Hòa Bình, Thuận Châu - Sơn La, Hoàng Su Phì - Hà Giang. Báo cáo đề tài hội thảo.
[9]. Kiều Văn Hoan, Nguyễn Hà Trang, Nguyễn Phương Thúy, Nguyễn Hữu Thanh (2019). Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám xây dựng bản đồ tiềm năng lũ quét tỉnh Sơn La. Tạp chí Khoa học xã hội, tập 64, số 8, trang 120 - 132.
[10]. Dương Thị Lợi, Đặng Phương Lan (2021). Ứng dụng mô hình đa chỉ tiêu nhằm đánh giá nguy cơ lũ quét trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. Trường hợp nghiên cứu cụ thể: miền núi Tây Bắc - Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 721, 31 - 45.
[11]. Lê Như Ngà, Nguyễn Ngọc Thạch, Lã Thanh Hà (2015). Tích hợp GIS và viễn thám xác định nguy cơ lũ quét lưu vực sông Năng, tỉnh Bắc Kạn. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 5, 19 - 26.
[12]. Trần Viết Ổn (2005). Nghiên cứu phân vùng lũ quét trên các tỉnh Sơn La, Điện Biên. Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tr. 62 - 66.
[13]. Nguyễn Trọng Yêm và nnk (2006). Phần 2: Nghiên cứu đánh giá trượt lở, lũ quét, lũ bùn đá một số vùng nguy hiểm miền núi Bắc bộ, kiến nghị các giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai - Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng tai biến môi trường tự nhiên lãnh thổ Việt Nam. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Mã số KC-08-01.
[14]. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (2012). Thuyết minh bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá khu vực tỉnh Hà Giang tỷ lệ 1:50 000 sản phẩm của đề án điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam. Thuyết minh chi tiết đề án, Lưu trữ tại Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản.
[15]. Fox, D.M.; Bryan, R.B.; Price, A.G (1997). The influence of slope angle on infiltration rate for interrill conditions. Geoderma, 80, 181 - 194.
[16]. Smith, G. Flash flood potential: Determining the hydrologic response of FFPI basins
to heavy rain by analyzing their physiographic characteristics. https://www.cbrfc.
noaa.gov/papers/ffp_wpap.pdf.
[17]. Gregory E.Smith (2010). Development of a Flash Flood Potential Index Using Physiographic Data Sets Within A Geographic Information System. Master of Science, Department of Geography the university of Utah.
[18]. Z.azizia, A.Najafia and H.Sohrabia (2008). Forest canopy density estimating, using satellite images. The International Archives of the Photogrammetry, Remote Sensing and Spatial Information Sciences.
[19]. J. Zogg, K. Deitsch (2013). The Flash Flood Potential Index at WFO Des Moines. Iowa.
[20]. R. Tincu, G. Lazar, and I. Lazar (2018). Modified Flash Flood
Potential Index in order to estimate areas with predisposition to water
accumulation. Open Geosciences, formerly Central European Journal of
Geosciences.
[21]. World Bank (2010). Weathering the Storm: Options for Disaster Risk Financing in Vietnam. Hanoi.

Các tác giả

Chúc Quách Thị
qtchuc@hunre.edu.vn (Liên hệ chính)
Đào Bùi Thị Thúy
Quách Thị, C., & Bùi Thị Thúy, Đào. (2021). 03. NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG NGUY CƠ LŨ QUÉT KHU VỰC HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG BẰNG DỮ LIỆU VIỄN THÁM VÀ GIS TRÊN CƠ SỞ CHỈ SỐ FFPI. Tạp Chí Khoa học Tài Nguyên Và Môi trường, (38), 17–29. Truy vấn từ https://tapchikhtnmt.hunre.edu.vn/index.php/tapchikhtnmt/article/view/359
##submission.license.notAvailable##

Chi tiết bài viết

Các bài báo tương tự

1 2 3 4 5 6 7 8 > >> 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.

02. GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ CHÍNH XÁC TRONG QUAN TRẮC CÔNG TRÌNH BẰNG CÔNG NGHỆ GNSS RTK

Trung Dương Thành, Tuấn Hoàng Anh, Dương Đỗ Văn
Abstract View : 43
Download :5