03. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI MỨC ĐỘ XÓI MÒN ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH ĐẮK LẮK THEO KỊCH BẢN RCP 4.5

Biên Trần Xuân, Hằng Nguyễn Thị, Hồng Nguyễn Ngọc

Giới thiệu

Đắk Lắk là một vùng rộng lớn có tổng diện tích 13.125,37 km2, gồm 15 đơn vị hành chính cấp huyện, trải dài từ 107o28’57” đến 108o59’37” độ kinh Đông và từ 12o9’45” đến 13o25’06” độ vĩ Bắc. Trong nghiên cứu này, xói mòn đất tỉnh Đắk Lắk xây dựng bằng phương pháp GIS dựa trên công thức của phương trình mất đất phổ dụng biến đổi RUSLE, gồm có 5 hệ số: hệ số che phủ đất (C); hệ số xói mòn do mưa (R); hệ số xói mòn đất (K); hệ số xói mòn địa hình (LS) và hệ số do biện pháp canh tác (P). Kết hợp với kịch bản biến đổi khí hậu RCP4.5 đã xác định được mức độ và vị trí của các khu vực xói mòn đất theo 3 mức: xói mòn yếu; xói mòn trung bình và xói mòn mạnh. Kết quả của bài báo cho thấy: theo kịch bản biến đổi khí hậu RCP4.5 đầu thế kỷ (2016 - 2035) mức độ xói mòn nhẹ: 153.66 ha; mức độ xói mòn trung bình: 32.978 ha và mức độ xói mòn mạnh: 6.382 ha. Theo kịch bản biến đổi khí hậu RCP4.5 giữa thế kỷ (2046 - 2065) mức độ xói mòn nhẹ: 156.535 ha; mức độ xói mòn trung bình: 34.748 ha và mức độ xói mòn mạnh: 6.597 ha.

Toàn văn bài báo

Được tạo từ tệp XML

Trích dẫn

[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật điều tra thoái hóa đất.
[2]. Trần Xuân Biên, Nguyễn Ngọc Hồng, Dương Đăng Khôi, Lưu Thùy Dương (2020). Ứng dụng GIS để đánh giá phân hạng thích hợp cho cây ăn quả tại tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
[3]. Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Văn Dũng, Hoàng Huyền Ngọc (2013). Ứng dụng phương trình mất đất phổ dụng và hệ thống thông tin địa lý (GIS) đánh giá xói mòn tiềm năng đất Tây Nguyên và đề xuất giải pháp giảm thiểu xói mòn. 35(4), 403-410. Tạp chí các Khoa học về Trái đất.
[4]. Nguyễn Trọng Hà (1996). Xác định các yếu tố gây xói mòn và khả năng dự báo xói mòn trên đất dốc. Luận án Tiến sỹ kỹ thuật Trường Đại học Thủy Lợi, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Quang Mỹ (2005). Xói mòn đất hiện đại và các biện pháp phòng chống. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999). Đồi núi Việt Nam - Thoái hoá và phục hồi. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
[7]. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk (2019). Báo cáo số liệu thống, kiểm kê đất đai các năm 2019.
[8]. Trần Quốc Vinh, Đặng Hùng Võ, Đào Châu Thu (2011). Ứng dụng ảnh Viễn thám và hệ thống thông tin địa lý đánh giá xói mòn đất gò đồi huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011: Tập 9, số 5: 823 - 833. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
[9]. Wischmeier W.H. and Smith D.D (1978). Predicting Rainfall Erosion Losses. USDA Agr. Res. Serv. Handbook 537.

Các tác giả

Biên Trần Xuân
txbien.ph@hunre.edu.vn (Liên hệ chính)
Hằng Nguyễn Thị
Hồng Nguyễn Ngọc
Trần Xuân, B., Nguyễn Thị, H., & Nguyễn Ngọc, H. (2021). 03. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI MỨC ĐỘ XÓI MÒN ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH ĐẮK LẮK THEO KỊCH BẢN RCP 4.5. Tạp Chí Khoa học Tài Nguyên Và Môi trường, (36), 27–36. Truy vấn từ https://tapchikhtnmt.hunre.edu.vn/index.php/tapchikhtnmt/article/view/326
##submission.license.notAvailable##

Chi tiết bài viết

Các bài báo tương tự

<< < 1 2 3 4 5 6 7 8 9 > >> 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>