02. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giao Nguyễn Thanh, Phương Nguyễn Lan, Nhiên Huỳnh Thị Hồng

Giới thiệu

Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện và kiến nghị giải pháp cải thiện hiệu quả xử lý nước thải. Hiệu quả xử lý nước thải được đánh giá thông qua các chỉ số lưu lượng, nhiệt độ, độ dẫn điện (EC), chất rắn lơ lửng bay hơi (MLVSS), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), hàm lượng oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh học (BOD), hóa học (COD), sulfate (SO42-), hydrosulfua (H2S), đạm amoni (NH4+-N), đạm nitrite (NO2--N), đạm nitrate (NO3--N), tổng đạm (TN), orthophosphate (PO43--P), tổng lân (TP), coliform và chỉ số thể tích bùn (SVI). Hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện có công suất 750 m3/ngày.đêm đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải phát sinh trong thời gian hoạt động trong tháng cao điểm (672,3 m3/ngày.đêm). Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu ra cho thấy các thông số quan trắc đều nằm trong khoảng cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế - QCVN 28:2010/BTNMT-Cột B; ngoại trừ NH4+-N vượt quy chuẩn cho phép 2,5 lần. Cần tăng thời gian lưu nước của bể selector và bể SBR lên 2,0 giờ; tăng cường hoàn lưu bùn về bể selector để tăng hiệu quả xử lý NH4+-N.

Toàn văn bài báo

Được tạo từ tệp XML

Trích dẫn

[1]. Võ Thị Minh Anh (2012). Đánh giá công nghệ của một số hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ở Hà Nội và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2]. Nguyễn Thanh Hà (2015). Hướng dẫn áp dụng công nghệ xử lý nước thải y tế. NXB Y học, Hà Nội.
[3]. Tổng Cục môi trường (1995). TCVN 5999:1995 - Tiêu chuẩn Việt Nam về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
[4]. American Public Health Association (APHA) (1998). Standard methods for the examination of water and wastewater. 20th edition, Washington DC, USA.
[5]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải y tế (QCVN 28:2010/BTNMT).
[6]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013). QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.
[7]. Lê Hoàng Việt, Nguyễn Lam Sơn, Huỳnh Lương Kiều Loan, Nguyễn Võ Châu Ngân (2019). Nghiên cứu xử lý nước thải y tế bằng phản ứng Fenton/ozone kết hợp lọc sinh học hiếu khí. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 55 (1A), 14 - 22.
[8]. Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân (2016). Giáo trình Kỹ thuật xử lý nước thải (tập 1). NXB Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
[9]. Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long (2015). Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước của bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long năm 2015.
[10]. Crab, R., Avnimelech, Y., Defoirdt, T., Bossier, P. & Verstraete, W. (2007). Nitrogen removal techniques in aquaculture for a sustainable production. Aquaculture, 270, 1 - 14.
[11]. Hea, Y., Tao, W., Wang, Z. & Shayya, W. (2012). Effects of pH and seasonal temperature variation on simultaneous partial nitrification and anammox in free-water surface wetlands. Journal of Environmental Management, 110, 103 - 109.
[12]. Schmidt, I., Sliekers, O., Schmidt, M. S., Bock, E., Fuerst, J., Kuenen, J. G., Jetten, M. S. M. & Strous M. (2003). New concepts of microbial treatment processes for the nitrogen removal in wastewater. FEMS Microbiology Reviews, 27, 481 - 492.

Các tác giả

Giao Nguyễn Thanh
ntgiao@ctu.edu.vn (Liên hệ chính)
Phương Nguyễn Lan
Nhiên Huỳnh Thị Hồng
Nguyễn Thanh, G., Nguyễn Lan, P., & Huỳnh Thị Hồng, N. (2021). 02. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ . Tạp Chí Khoa học Tài Nguyên Và Môi trường, (35), 17–29. Truy vấn từ https://tapchikhtnmt.hunre.edu.vn/index.php/tapchikhtnmt/article/view/308
##submission.license.notAvailable##

Chi tiết bài viết

Các bài báo tương tự

<< < 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 > >> 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>