12. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NHẬN DẠNG BIẾN MỜ XÁC ĐỊNH TRỌNG SỐ THÀNH PHẦN TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG XÂM NHẬP MẶN MỘT SỐ XÃ VÙNG VEN BIỂN SÔNG MÃ

Thường Lê Thị, Việt Trần Quốc

Giới thiệu

Trong những năm gần đây, vấn đề về rủi ro thiên tai, trong đó có tính dễ bị tổn thương được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu theo hướng đánh giá định lượng bằng phương pháp chỉ số. Đồng thời vấn đề trọng số là một trong những yếu tố quan trọng để xác định mức độ quan trọng của các tiêu chí thành phần trong khi tính toán tính dễ bị tổn thương. Tuy nhiên đa phần các nghiên cứu thường chỉ áp dụng các phương pháp tính trọng số chủ quan hoặc trọng số khách quan. Trọng số chủ quan có hạn chế là phụ thuộc vào phán đoán và nhận thức chủ quan của người đánh giá, trong khi trọng số khách quan lại phụ thuộc nhiều vào dữ liệu của mẫu. Trọng số kết hợp được lồng ghép trong mô hình nhận dạng biến mờ, nhằm hạn chế các nhược điểm của hai phương pháp trên, làm cho kết quả đánh giá gần với thực tế hơn. Bài báo này tập trung nghiên cứu tính toán trọng số kết hợp giữa trọng số chủ quan (phương pháp AHP và phương pháp so sánh nhị phân) và trọng số khách quan (phương pháp Entropy và phương pháp biến mờ) dựa trên nguyên tắc thông tin nhận dạng tối thiểu. Từ đó áp dụng tính trọng số tính dễ bị tổn thương xâm nhập mặn tại một số xã vùng ven biển sông Mã. Kết quả tính toán tại các xã vùng ven biển sông Mã phản ánh rõ mức độ tổn thương trước thiên tai xâm nhập mặn, phù hợp với tình hình thực tế. Điều này chứng tỏ việc áp dụng trọng số kết hợp trong quá trình tính toán là hướng tiếp cận phù hợp.

Toàn văn bài báo

Được tạo từ tệp XML

Trích dẫn

[1]. L.T Saaty (1980). The Analytic Hierachy process. New York, McGraw-Hill, International.
[2]. Yudan Dou, Xiaolong Xue, Wenbo Huangfu, Shu Shang (2018). Multi-index Evaluation for Flood Disaster Based on Fuzzy Variable Recognition Model. International Journal of Environmental research and public health, 15(9), doi: 10.3390/ijerph15091983.
[3]. Lê Thị Thường (2016). Các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương - Khả năng áp dụng tính dễ bị tổn thương hạn - mặn khu vực đồng bằng ven biển sông Mã. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, No 672, pp: 41 - 45.
[4]. Lê Thị Thường (2017). Nghiên cứu tính toán giá trị độ phơi nhiễm tính dễ bị tổn thương xâm nhập mặn vùng ven biển sông Mã. Hội nghị khoa học Thủy lợi toàn quốc (11/2017), NXB Xây dựng, pp. 95 - 97.
[5]. Lê Thị Thường, Trương Văn Hùng (2018). Nghiên cứu tính toán phân vùng hạn - mặn đồng bằng ven biển sông Mã. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, No. 693, pp: 23 - 29.
[6]. Cấn Thu Văn (2015). Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai. Luận án Tiến sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội.

Các tác giả

Thường Lê Thị
ltthuong.kttv@hunre.edu.vn (Liên hệ chính)
Việt Trần Quốc
Lê Thị, T., & Trần Quốc, V. (2020). 12. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NHẬN DẠNG BIẾN MỜ XÁC ĐỊNH TRỌNG SỐ THÀNH PHẦN TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG XÂM NHẬP MẶN MỘT SỐ XÃ VÙNG VEN BIỂN SÔNG MÃ. Tạp Chí Khoa học Tài Nguyên Và Môi trường, (32), 105–115. Truy vấn từ https://tapchikhtnmt.hunre.edu.vn/index.php/tapchikhtnmt/article/view/267
##submission.license.notAvailable##

Chi tiết bài viết

Các bài báo tương tự

<< < 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 > >> 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

05. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HẠN HÁN BẰNG CHỈ SỐ THIẾU HỤT DÒNG CHẢY VÙNG HẠ LƯU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Thiện Trần Đức, Bính Đỗ Thị, Anh Nguyễn Phương
Abstract View : 258
Download :64

06. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGUY CƠ XÂM NHẬP MẶN VÙNG HẠ LƯU SÔNG MÃ TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Minh Hoàng Thị Nguyệt, Thường Lê Thị, Vũ Nguyễn Trọng
Abstract View : 204
Download :60