09. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA pH BAN ĐẦU ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ XỬ LÝ CÁC HỢP CHẤT NITƠ TRONG NƯỚC THẢI SINH HOẠT CỦA VI TẢO CHLORELLA VULGARIS CNK

Oanh Đoàn Thị, Thủy Dương Thị, Trung Nguyễn Thành

Giới thiệu

Nuôi cấy vi tảo trong nước thải sinh hoạt là một phương pháp thay thế so với các quy trình bùn hoạt tính thông thường để loại bỏ đồng thời các chất ô nhiễm và sản xuất sản phẩm phụ từ các sinh khối vi tảo thu được. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của pH ban đầu lên khả năng sinh trưởng và hiệu quả loại bỏ nitơ trong nước thải sinh hoạt của chủng vi tảo Chlorella vulgaris CNK ở quy mô phòng thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm thức và ba lần lặp lại là pH ban đầu là 6; 7; 8; 9. Chlorella vulgaris CNK thuần được nuôi bằng dung dịch BG11 trước khi bố trí thí nghiệm. Sinh trưởng và các thông số như N - NH4+, N - NO3- và N - NO2- được thu thập để phân tích vào ngày 12 của quá trình nuôi trong nước thải sinh hoạt (50%), với tốc độ sục không khí với tốc độ sục khí 1,2 L/L/phút trong 8h, nhiệt độ nuôi 20oC, cường độ ánh sáng 5000 lux. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng C. vulgaris CNK thể hiện sự tăng trưởng vượt trội ở nghiệm thức 50% nước thải với pH ban đầu bằng 7 so với các thí nghiệm khác và hiệu suất xử lý NH4+ cũng đạt giá trị cao nhất đạt 54%.

Toàn văn bài báo

Được tạo từ tệp XML

Trích dẫn

[1]. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2018
[2]. Trần Cẩm Vân và Bạch Phương Loan (1995). Công nghệ vi sinh và bảo vệ môi trường. Nhà xuất bản Khoa học kĩ thuật.
[3]. Phạm Thị Mai, Đoàn Thị Bích Hòa, Trần Đăng Thuần (2019). Nghiên cứu các phương pháp thu hoạch tảo Chlorella Sorokiniana và Scenedesmus Acuminatus nuôi trong nước thải đô thị. Số 52.2019 Tạp chí Khoa học và Công nghệ.
[4]. Vũ Ngọc Út và Trương Quốc Phú (2006). Giáo trình quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.
[5]. SaraRasoul-Amini et al. (2014). Removal of nitrogen and phosphorus from wastewater using microalgae free cells in bath culture system. Biocatalysis and Agricultural Biotechnology, Volume 3, Issue 2, April 2014, Pages 126 - 131.
[6]. Trần Đình Toại và Châu Văn Minh (2005). Rong biển dược liệu Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
[7]. Trịnh Thị Thuỷ (2014). Giáo trình quan trắc và phân tích môi trường nước. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
[8]. Orell Olivo (2007). Thèse de Doctorat: Conception et etude d’un photobioreacteur pour la production en continu de microalgues en ecloseries aquacoles. École polytechnique de l’Université de Nante, page 110.
[9]. Dang Thuan Tran, Thi Cam Van Do, Quang Trung Nguyen, Truong Giang Le. Simultaneous removal of pollutants and high value biomaterials production by Chlorella variabilis TH03 from domestic wastewater. Clean Technologies and Environmental Policy. https://doi.org/10.1007/s10098-020-01810-5.
[10]. Joseph W. Rachlin and Albania Grosso (1991). The Effects of pH on the Growth of Chlorella vulgaris and Its Interactions with Cadmium Toxicity. Arch. Environ. Contam. Toxicol. 20, 505 - 508.
[11]. Coutteau, P., (1996). Micro-algae. In: Patrick Lavens and Patrick Sorgeloos (Eds). Manual on the production and use of live food for aquaculture. Published by Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome, 361pages.
[12]. Cui Wang, Huan Li, Qinqi Wang Ping Wei (2010). Effect of pH on growth and lipid content of Chlorella vulgaris cultured in biogas slurry. Chinese Journal of Biotechnology, 26(8):1074 - 1079.
[13]. Tam NFY, Wong YS (1989). Wastewater nutrient removal by Chlorella pyrenoidosa and Scenedesmus sp. Environ Pollut 58:19 - 34.
[14]. Reeves TG (1972). Nitrogen removal: a literature review. Journal (Water Pollut Control Fed) 44:1895 - 1908.
[15]. Matusiak K (1976). Studies on the purification of wastewater from the nitrogen fertilizer industry by intensive algal cultures. I. Growth of Chlorella vulgaris in wastes. Acta Microbiol Pol 25:233 - 242.
[16]. Gerardi MH (2003). Introduction to nitrification. In: “Nitrification and denitrification in the activated sludge process. Wiley, pp 35 - 41.
[17]. Collos Y, Berges J (2009). Nitrogen metabolism in phytoplankton. In: Duarte CM, Helgueras AL (eds) Marine ecology. Encyclopedia of Life Support Systems (EOLSS).

Các tác giả

Oanh Đoàn Thị
dtoanh@hunre.edu.vn (Liên hệ chính)
Thủy Dương Thị
Trung Nguyễn Thành
Đoàn Thị, O., Dương Thị, T., & Nguyễn Thành, T. (2020). 09. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA pH BAN ĐẦU ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ XỬ LÝ CÁC HỢP CHẤT NITƠ TRONG NƯỚC THẢI SINH HOẠT CỦA VI TẢO CHLORELLA VULGARIS CNK. Tạp Chí Khoa học Tài Nguyên Và Môi trường, (32), 80–87. Truy vấn từ https://tapchikhtnmt.hunre.edu.vn/index.php/tapchikhtnmt/article/view/264
##submission.license.notAvailable##

Chi tiết bài viết

Các bài báo tương tự

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 > >> 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả