01. NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA NẮNG NÓNG VỚI CÁC TÁC NHÂN GÂY RA NẮNG NÓNG TRÊN KHU VỰC QUẢNG TRỊ
Giới thiệu
Dựa vào số liệu quan trắc tại các trạm khí tượng, các chỉ số khí hậu và số liệu tái phân tích độ phân giải 0,25 x 0,25 độ kinh vĩ trong thời kỳ 1980 - 2018 để xác định những đặc điểm của nắng nóng trên khu vực tỉnh Quảng Trị cũng như mối quan hệ giữa số ngày nắng nóng với các nhân tố gây nắng nóng trên khu vực. Kết quả cho cho thấy, có sự phân hóa giữa 3 trạm Đông Hà, Khe Sanh, Cồn Cỏ về thời gian và tần suất hoạt động của nắng nóng. Số ngày nắng nóng có xu thế tăng từ 1 đến 3 ngày/thập kỷ (trừ trạm Khe Sanh). Khi rãnh thấp xích đạo, gió mùa Tây nam (từ tháng 3 đến tháng 5) và áp cao Thái Bình Dương (từ tháng 5 đến tháng 7) có cường độ tăng thì số ngày nắng nóng cũng tăng. Ngược lại, khi áp thấp phía Tây có cường độ tăng thì số ngày nắng nóng lại giảm. Hơn nữa, số ngày nắng nóng cũng tăng lên trong các năm El Nino và các năm sau thời kỳ này song lại giảm đi trong các năm La Nina.
Toàn văn bài báo
Trích dẫn
2. Chu Thị Thu Hường (2015), Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến một số cực trị khí hậu và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ địa lý mã số 62440222.
3. Chu Thị Thu Hường và cs (2018), Nghiên cứu sự dịch chuyển mùa của các hệ thống gió mùa và ảnh hưởng của nó đến sự biến động thời tiết trên khu vực Việt Nam, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ. Mã số TNMT.2016.05.07.
4. Trần Thế Kiêm (2000), Đặc điểm và hình thế synốp cơ bản gây ra thời tiết nắng nóng ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học lần thứ 5, Trung tâm Khí tượng Thủy Văn Quốc gia.
5. Nguyễn Viết Lành, (2010), Nắng nóng và nguyên nhân gây nên nắng nóng ở Việt Nam, Tạp chí KTTV số 593.
6. Trần Việt Liễn (2004), Giáo trình Khí hậu Việt Nam, Trường Cao đẳng Khí tượng Thủy văn Hà Nội.
7. Trần Việt Liễn (2005), ENSO với xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, biển Đông và ảnh hưởng tới Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
8. Nguyễn Đăng Mậu và cs (2016), Nghiên cứu chỉ số gió mùa mùa hè cho khu vực Việt Nam, Tạp chí KTTV số 662
9. Nguyễn Đức Ngữ (2002), Quan hệ giữa ENSO và gió mùa Châu Á, Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học lần thứ 7, Viện Khí tượng Thủy văn, Hà Nội, 2002, (1), tr. 105-115.
10. Nguyễn Đức Ngữ (2014), Sổ tay ENSO, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
11. Phan Văn Tân và các cộng sự (2010), Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó, Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ.
12. Trần Thục và cs (2015), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước dâng cho Việt Nam, Nhà Xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
13. Phạm Đức Thi (2014), Chế độ nhiệt độ mặt nước biển trên các khu vực ENSO, lãnh thổ Việt Nam và Biển Đông trong các giai đoạn phát triển của ENSO trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 646, 29-34.
Tiếng Anh
14. IPCC, (2015): Climate change 2014: Synthesis Report
15. Ting Ding, Weihong Qiana, Zhongwei Yan (2009), Changes in hot days and heat waves in China during 1961–2007, International journal of Climateology, 30, 1452 - 1462
16. Lei Wang, Wen J. Wang, Zhengfang Wu, Haibo Du, Xiangjin Shen, ShuangMa (2018), Spatial and temporal variations of summer hot days and heat waves and their relationships with large‐scale atmospheric circulations across NortheastChina, International journal of Climateology, 38, 5633 - 5645
17. https://climatedataguide.ucar.edu/climate-data/nino-sst-indices-nino-12-3-34-4-oni-and-tni