03. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ THEO KHÔNG GIAN CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỨNG TRÊN KHU VỰC BẮC BỘ TRONG THỜI KỲ MÙA HÈ

Duyên Nguyễn Thị Mỹ, Linh Trần Đình

Giới thiệu

Bài báo sử dụng số liệu tốc độ thẳng đứng w và tốc độ gió u, v trên 23 mực đẳng áp để xem xét đặc điểm phân bố không gian của tốc độ thẳng đứng trên khu vực Bắc Bộ. Kết quả cho thấy dòng thăng có ưu thế trên khu vực trong thời kỳ nghiên cứu. Bên cạnh đó, tốc độ thẳng đứng phân hóa lớn theo không gian, đặc biệt là theo chiều đông – tây. Đặc điểm chuyển động thẳng đứng cũng khác nhau trong các lớp khí quyển. Trong lớp biên, tốc độ thăng ở khu vực Đông Bắc (KVĐB) mạnh hơn ở khu vực Tây Bắc (KVTB); ngược lại trong lớp 800 - 600hPa và lớp khí quyển trên mực 600hPa tốc độ dòng thăng ở KVTB lại mạnh lơn. Sự xuất hiện dòng thăng mực thấp ở KVĐB do sự hội tụ của đới gió đông tầng thấp. Trong khi, dòng thăng từ mực 800hPa trở lên là do sự hội tụ trong đới gió tây hoặc đới gió tây với rìa áp cao Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, trên khu vực cũng tồn tại hai khu vực thịnh hành dòng giáng, dòng giáng thứ nhất phát triển từ bề mặt, đạt cực đại ở khoảng 850hPa và triệt tiêu ở khoảng 700hPa, dòng giáng này tồn tại trên khu vực Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ và được hình thành do hiệu ứng phơn; dòng giáng thứ hai trong lớp từ khoảng 750 - 600hPa, tồn tại trên khu vực đông Hoàng Liên Sơn trên địa phận các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang. Trên cả hai khu vực ĐBB và TBB, dòng thăng ở lớp khí quyển giữa và lớp khí quyển trên cao đều đạt cực đạt trong tháng 7, tháng 8.        

Toàn văn bài báo

Được tạo từ tệp XML

Trích dẫn

[1] Vũ Thanh Hằng, Chu Thị Thu Hường (2013), “Giáo trình Khí tượng đại cương”, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
[2] Nguyễn Viết Lành (2004), “Giáo trình Khí tượng cơ sở”, NXB Bản Đồ.
[3] Larissa E. Back, Christopher S. Bretherton (2009), “A Simple Model of Climatological Rainfall and Vertical Motion Patterns over the Tropical Oceans” J. Climate 22 (23): 6477–6497.
[4] M. B. Sylla, F. Giorgi, P. M. Ruti, S. Calmantiband, A. Dell’Aquilab (2011), “The impact of deep convection on the West African summer monsoon climate: a regional climate model sensitivity study”, Earth System physics Section, Strada Costiera 11, PO Box 586, I-34151.
[5] M. R. Ramesh Kumar, S.S.C. Shenoi (2005), “Impact of convection over the equatorial trough on the summer monsoon activity over India”, International Journal of Remote Sensing, 26, 4747 - 4762.
[6] Singh, P., and K. Nakamura (2010), “Diurnal variation in summer monsoon precipitation during active and break periods over central India and southern Himalayan foothills”, J. Geophys. Res.115, D12122, doi:10.1029/2009JD012794.
[7] Susanne Grossman-Clarke, Joseph A. Zehnder, Christopher L. Castro, Yubao Liu and William Cassell (2011), “Urban Effects on Summer Monsoon Convection in Phoenix, Arizona (USA): A Model Case Study of Aug. 2-3, 2005”, Arizona State University Global Institute of Sustainability, AZ 85287-5402.

Các tác giả

Duyên Nguyễn Thị Mỹ
Linh Trần Đình
tdlinh@hunre.edu.vn (Liên hệ chính)
Nguyễn Thị Mỹ, D., & Trần Đình, L. (2020). 03. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ THEO KHÔNG GIAN CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỨNG TRÊN KHU VỰC BẮC BỘ TRONG THỜI KỲ MÙA HÈ. Tạp Chí Khoa học Tài Nguyên Và Môi trường, (31), 15–27. Truy vấn từ https://tapchikhtnmt.hunre.edu.vn/index.php/tapchikhtnmt/article/view/242
##submission.license.notAvailable##

Chi tiết bài viết

Các bài báo tương tự

1 2 3 4 5 6 7 > >> 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.

13. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 21/3 FM COUPLE MÔ PHỎNG SÓNG VÀ MỰC NƯỚC VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Nguyễn Thị Hải, Đinh Phùng Bảo, Lê Xuân Khánh, Nguyễn Thế Long, Đỗ Thị Phương Linh
Abstract View : 24
Download :27

05. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HẠN HÁN BẰNG CHỈ SỐ THIẾU HỤT DÒNG CHẢY VÙNG HẠ LƯU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Thiện Trần Đức, Bính Đỗ Thị, Anh Nguyễn Phương
Abstract View : 411
Download :112