07. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HEO ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI THỊ TRẤN TRẦN ĐỀ, HUYỆN TRẦN ĐỀ, TỈNH SÓC TRĂNG
Giới thiệu
Việc hình thành và phát triển ngành chăn nuôi heo ở thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất lao động và thu nhập của người dân, nhưng đã gây ảnh hưởng đến môi trường do các chất thải từ chăn nuôi. Bài báo tiến hành khảo sát hiện trạng chăn nuôi heo và chất lượng nước mặt tại thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Từ đó đề xuất biện pháp quản lý chất lượng nước mặt tại khu vực chăn nuôi heo. Nghiên cứu tiến hành trong 3 tháng, kết hợp lấy mẫu nước và phỏng vấn 40 hộ, 1 cán bộ địa phương. Kết quả cho thấy, chăn nuôi heo theo kiểu hệ thống Chuồng (C) chiếm 65%, chất thải chăn nuôi thải trực tiếp ra môi trường chiếm 65% (ao cá và mương, kênh), 35% áp dụng hầm ủ biogas. Tuy nhiên, chất thải xử lý bằng hầm ủ biogas còn gặp nhiều bất cập làm hiệu quả xử lí kém và không triệt để. Chất thải tại vị trí nguồn tiếp nhận có hàm lượng DO, BOD5, COD, TSS, TP và TN lần lượt là 1,13 mg/L, 40,9 mg/L, 128,7 mg/L, 200 mg/L, 3,36 mg/L và 22,6 mg/L và hàm lượng giảm dần khi ra xa nguồn thải. Qua đó cho thấy chất thải chăn nuôi heo là nguồn gây ô nhiễm đáng kể đến chất lượng nước mặt tại khu vực và các khu lân cận. Chính quyền địa phương cần quan tâm nhiều hơn đến hoạt động chăn heo, đặc biệt là việc xử lý chất thải chăn nuôi, bên cạnh đó cần nâng cao hiểu biết của người dân góp phần phát triển bền vững trong chăn nuôi và cải thiện chất lượng nước mặt trong khu vực.
Toàn văn bài báo
Trích dẫn
[2]. Lưu Hữu Mãnh, Bùi Thị Lê Minh, Nguyễn Nhựt Xuân Dung (2009). Đánh giá sự ô nhiễm môi trường nước mặt và hiệu quả của các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi heo ở qui mô nông hộ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 12: 33 - 41.
[3]. Vũ Thị Thanh Hương, Vũ Quốc Chính, Nguyễn Thị Hà Châu, Lê Văn Cư (2013). Kết quả nghiên cứu thực trạng và các giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi hộ gia đình và trang trại nhỏ ở một số tỉnh Miền Bắc. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, 8.
[4]. Hoàng Văn Tiến và cộng sự (1995). Sinh lý gia súc. NXB Nông nghiệp.
[5]. Vũ Đình Tôn, Lại Thị Cúc, Nguyễn Văn Duy, Đặng Vũ Bình (2006). Chất lượng nước trong trang trại nuôi lợn ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Khoa học Phát triển. 3: 279 - 283.
[6]. Cao Trường Sơn, Lương Đức Anh, Vũ Đình Tôn, Hồ Thị Lam Trà (2011). Đánh giá chất lượng nước mặt tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 3: 393-401.
[7]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008). QCVN 08:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Hà Nội.
[8]. Nguyễn Minh Thông, Thái Bích Tuyền, Nguyễn Thanh Bình, Đỗ Võ Anh Khoa (2013). Tình hình chăn nuôi heo ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 26b: 213 - 218.
[9]. Ủy ban Nhân dân thị trấn Trần Đề (2018). Báo cáo tổng kết năm 2018.
[10]. Bộ Khoa học và Công nghệ (2018). Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-6:2018 (ISO 5667-6:2014) về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu nước sông và suối.
[11]. American Public Health Association (1998). Standard methods for the examination of water and wastewater. 20th edition, Washington DC, USA.
[12]. Trần Anh Tuấn, Đoàn Bá Trường (2017). Hiện trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp và các đề xuất cải thiện: trường hợp nghiên cứu ở xã Nghĩa Dõng, thành phố Quảng Ngãi.
[13]. Nguyễn Thị Hoa Lý (2005). Một số vấn đề liên quan đến việc xử lý nước thải chăn nuôi, lò mổ. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp. 5: 67 - 73.
[14]. Nguyễn Thị Hồng, Phạm Khắc Liệu (2012). Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng hầm biogas quy mô hộ gia đình ở Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học, 4.
[15]. Bùi Thị Nga, Nguyễn Văn Toàn (2006). Chất lượng nước mặt và lượng thải hữu cơ tại khu vực trai chăn nuôi thực nghiệm khu II Đại học Cần Thơ. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học. 5: 158-166.
[16]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). QCVN 62-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi. Hà Nội.
[17]. Lưu Đức Phẩm (2002). Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học. NXB Giáo dục.