05. NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ GÂY MƯA TIỀN GIÓ MÙA TÂY NAM TRÊN KHU VỰC TÂY NGUYÊN VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG DỰ BÁO CỦA MÔ HÌNH SỐ

Lành Nguyễn Viết, Thắng Lại Ngọc

Giới thiệu

Bài báo đã sử dụng số liệu mưa ngày của 18 trạm khí tượng trên khu vực Tây Nguyên, số liệu mưa dự báo từ mô hình số trị IFS và số liệu tái phân tích bao gồm: độ cao địa thế vị, khí áp và gió của châu Âu (ERA7 interim) từ năm 2014 - 2018 để xác định cơ chế gây mưa trong thời kỳ tiền gió mùa trên khu vực nghiên cứu. Kết quả nhận được cho thấy: 1) Trong những đợt có mưa tiền gió mùa, trên khu vực Tây Nguyên phải có gió Nam đông nam thổi từ áp cao Hoa Đông, hoặc áp cao phụ biển Hoa Đông, hoặc áp cao nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương tới hội tụ với gió Nam tây nam thổi từ xoáy nghịch trên vịnh Bengal hoặc bán cầu Nam lên tạo thành một đới hội tụ kinh hướng phát triển đến độ cao trên mực 850mb đi qua phía Tây khu vực Tây Nguyên; 2) Mô hình IFS dự báo mưa tiền gió mùa Tây nam tại khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ dự báo đúng khá cao cho trường hợp xuất hiện mưa và không xuất hiện mưa. Đối với cấp mưa, mô hình IFS có xu hướng dự báo khống đối với mưa và dự báo sót đối với cấp mưa vừa và mưa to.

Toàn văn bài báo

Được tạo từ tệp XML

Trích dẫn

[1]. Hoàng Đức Cường (2018). Nghiên cứu xây dựng phương pháp dự báo thời điểm bắt đầu và kết thúc mùa mưa gió mùa mùa hè khu vực Trung Bộ, Tây nguyên, Nam Bộ. Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ.
[2]. Võ Văn Hòa, Mai Văn Định, Dư Đức Tiến (2016). Đánh giá chất lượng dự báo nhiệt độ từ hệ thống dự báo tổ hợp hạn mùa của ECMWF cho khu vực Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số tháng 12/2016.
[3]. Bộ tài liệu hệ thống IFS của ECMWF (http://www.ecmwf.int/en/forecasts /documentation-and-support/changes-ecmwf-model/ifs-documentation).
[4]. Nguyễn Viết Lành, Lại Ngọc Thắng (2013). Hạn hán ở Tây Nguyên và nguyên nhân gây mưa tiền gió mùa. Tạp chí Khí tượng Thủy văn số tháng 8/2013.
[5]. Zhang Y., Li T., Wang B. and et. al (2002). Onset of the summer monsoon over the Indochina Peninsula. Climatology and interannual variations, J. Int. Climatol., 15(22), 3206 - 3221.
[6]. Matsumoto J. (1997). Seasonal Transition of Summer Rainy Season over Indochina and Adjacent Monsoon Region. J. Adv. Atmos. Sci, 14(2): 231. doi: 10.1007/s0036799700220.

Các tác giả

Lành Nguyễn Viết
nvlanh@hunre.edu.vn (Liên hệ chính)
Thắng Lại Ngọc
Nguyễn Viết, L., & Lại Ngọc, T. (2020). 05. NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ GÂY MƯA TIỀN GIÓ MÙA TÂY NAM TRÊN KHU VỰC TÂY NGUYÊN VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG DỰ BÁO CỦA MÔ HÌNH SỐ. Tạp Chí Khoa học Tài Nguyên Và Môi trường, (30), 33–40. Truy vấn từ https://tapchikhtnmt.hunre.edu.vn/index.php/tapchikhtnmt/article/view/229
##submission.license.notAvailable##

Chi tiết bài viết

Các bài báo tương tự

1 2 3 4 5 6 > >> 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.

05. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HẠN HÁN BẰNG CHỈ SỐ THIẾU HỤT DÒNG CHẢY VÙNG HẠ LƯU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Thiện Trần Đức, Bính Đỗ Thị, Anh Nguyễn Phương
Abstract View : 258
Download :64

06. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGUY CƠ XÂM NHẬP MẶN VÙNG HẠ LƯU SÔNG MÃ TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Minh Hoàng Thị Nguyệt, Thường Lê Thị, Vũ Nguyễn Trọng
Abstract View : 204
Download :60

09. NGHIÊN CỨU DỰ BÁO SƯƠNG MÙ VÙNG BIỂN QUẢNG NINH - HẢI PHÒNG

Lành Nguyễn Viết, Đoàn Phan Văn
Abstract View : 60
Download :21