10. NGHIÊN CỨU ƯỚC TÍNH HÀM LƯỢNG BÙN CÁT KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG BA BẰNG GIẢI ĐOÁN ẢNH LANDSAT
Giới thiệu
Công nghệ viễn thám và GIS đang được ứng dụng rộng rãi hỗ trợ cho các nhà khoa học trong nghiên cứu, điều tra, đánh giá tài nguyên môi trường nhằm có được thông tin nhanh chóng và đồng bộ trên diện rộng. Dữ liệu viễn thám khi xử lý trong tổ hợp với hệ thống thông tin địa lý sẽ là nguồn dữ liệu khách quan mang tính kế thừa và cập nhật liên tục, thực sự trở thành những dữ liệu đáng tin cậy cho các nhà quản lý, chuyên môn tham khảo ra quyết định trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc khai thác thông tin từ ảnh vệ tinh đã có rất nhiều công cụ, phần mềm, thuật toán, phục vụ cho việc phân tích, giải đoán ảnh, thu thập dữ liệu. Những thông tin từ ảnh vệ tinh liên quan đến tài nguyên nước như là thảm thực vật, diễn biến lũ lụt trên diện rộng, dự báo mưa, phân bố dân cư, cháy rừng, diễn biến sạt lở, bồi lắng,… và đặc biệt là thông tin về chất lượng nước, diễn biến phù sa. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu từ việc giải đoán ảnh LANDSAT để xác định hàm lượng bùn cát khu vực hạ lưu sông Ba.
Toàn văn bài báo
Trích dẫn
[2]. Cherrymar Reyes Alvarez, Ricardo I. Ruiz (2008). Assessment Monitoring of Suspended Sediment of Alpine Glaciers, using Remote Sensing Techniques. Department of Geology, University of Puerto Rico.
[3]. Minwei Zhang, QingDong, Tingwei Cui, CunjinXue, SongliZhang (2014). Suspended sediment monitoring and assessment for Yellow River estuary from Landsat TM and ETM+ imagery. Institute of Remote Sensing and Digital Earth, Chinese Academy of Sciences, Beijing, China.
[4]. PGS. TS Lê Mạnh Hùng và nnk (2013). Nghiên cứu giải đoán ảnh vệ tinh để lấy thông tin phù sa ở ĐBSCL. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, số 13.
[5]. Viện Quy hoạch thuỷ lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006). Báo cáo quy hoạch phát triển thủy lợi lưu vực Sông Ba.
[6]. PGS.TS Phạm Duy Tiến (2005). Dự báo hiện tượng xói lở bồi tụ bờ biển cửa sông và các giải pháp phòng tránh. Đề tài độc lập cấp Nhà nước.