15. ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG DIỆN TÍCH MẢNG XANH TRONG MỐI QUAN HỆ DÂN SỐ KHU VỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2015

Hà Lê Thị Thu, Anh Ninh Thị Kim

Giới thiệu

Việc nghiên cứu diện tích mảng xanh Hà Nội bằng phương pháp kết hợp công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) là cơ sở để giúp cho quy hoạch Thủ đô Hà Nội mang tính chiến lược. Kết quả của kết hợp viễn thám và GIS trong nghiên cứu lớp phủ thực vật, mảng xanh thủ đô trong mối quan hệ dân số sẽ cho cái nhìn trực quan về phân bố mảng xanh và là cơ sở để điều chỉnh quy hoạch phát triển bền vững theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch đô thị trong đó có tính đến sự hợp lý về diện tích cây xanh đô thị và dân số. Bài báo trình bày cơ sở thành lập bản đồ phân bố diện tích xanh bình quân đầu người khu vực Thành phố Hà Nội bằng việc ứng dụng ảnh vệ tinh Landsat - 8 và số liệu thống kê dân số năm 2015. Kết quả cho thấy các loại đất thực vật, mảng xanh của thành phố chỉ chiếm khoảng gần 30% so với diện tích đất tự nhiên và tập trung chủ yếu ở các huyện ngoại thành như Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ, Sơn Tây, Chương Mỹ, Gia Lâm. Theo thống kê tỷ lệ diện tích mảng xanh thực vật bình quân đầu người ở các quận huyện trong thành phố Hà Nội năm 2015, ta nhận thấy: 6 quận nội thành là Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Cầu Giấy có tỷ lệ dưới 3,7m2/người. Các quận nội thành diện tích xanh còn hạn chế chưa đáp ứng TCVN 9257:2012 (12 - 15 m2/người).

Toàn văn bài báo

Được tạo từ tệp XML

Trích dẫn

[1]. Trương Thị Hoà Bình (2002). Nghiên cứu ứng dụng chỉ số thực vật để thành lập bản đồ phân bố một số loại rừng bằng công nghệ viễn thám. Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội năm 2002.
[2]. Hoàng Văn Đạo (2009). Sử dụng ảnh viễn thám đa thời gian và GIS để nghiên cứu đánh giá biến động thảm thực vật khu vực rừng vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Đông Hà, Vũ Trung Dũng, Nguyễn Tuấn Trung (2010). Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động lớp phủ rừng. Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ, số 4, trang 44 - 46.
[4]. Nguyễn Thị Ngọc Nga (2007). Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu hình thái không gian của sự phát triển đô thị Hà Nội giai đoạn 1975 - 2005. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.
[5]. Lê Thị Thu Hà (2010). Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu biến động diện tích mảng xanh khu vực Hà Nội. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Thị Hồng Điệp và nhóm tác giả (2018). Xây dựng bản đồ phân bố hiện trạng cây xanh đô thị và ước lượng khí nhà kính thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
[7]. Nguyễn Hải Hòa, Nguyễn Văn Quốc (2017). Sử dụng ảnh viễn thám Landsat và GIS xây dựng bản đồ biến động diện tích rừng tại vùng đệm vườn quốc gia Xuân Sơn. Tạp chí Khoa học và Lâm nghiệp.
[8]. Nguyễn Ngọc Thạch (2011). Địa thông tin (Những nguyên lý cơ bản về Viễn thám, Hệ thống thông tin địa lý và Hệ thống định vị toàn cầu). Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
[9]. Phạm Vọng Thành, Nguyễn Trường Xuân (2003). Giáo trình Công nghệ viễn thám. (Dành cho học viên cao học chuyên ngành Trắc địa). Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
[10]. Thẩm Thị Ngọc Hân, Trần Võ Thiên Trang, Trần Thị Vân (2019). Mảng xanh đô thị trong quản lý và phát triển bền vững khu đô thị phía đông thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo GIS toàn quốc.
[11]. Trần Trung Hồng (2001). Trình bày bản đồ. NXB Giao thông vận tải.
[12]. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng. QCVN 01:2014/BXD (Dự thảo).

Các tác giả

Hà Lê Thị Thu
lttha.tdbd@hunre.edu.vn (Liên hệ chính)
Anh Ninh Thị Kim
Lê Thị Thu, H., & Ninh Thị Kim, A. (2019). 15. ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG DIỆN TÍCH MẢNG XANH TRONG MỐI QUAN HỆ DÂN SỐ KHU VỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2015. Tạp Chí Khoa học Tài Nguyên Và Môi trường, (28), 102–112. Truy vấn từ https://tapchikhtnmt.hunre.edu.vn/index.php/tapchikhtnmt/article/view/206
##submission.license.notAvailable##

Chi tiết bài viết

Các bài báo tương tự

<< < 1 2 3 4 5 6 7 8 > >> 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >> 

02. GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ CHÍNH XÁC TRONG QUAN TRẮC CÔNG TRÌNH BẰNG CÔNG NGHỆ GNSS RTK

Trung Dương Thành, Tuấn Hoàng Anh, Dương Đỗ Văn
Abstract View : 47
Download :5