10. MÔ PHỎNG NƯỚC DÂNG DO BÃO TẠI KHU VỰC VỊNH BẮC BỘ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH, GIẢM NHẸ THIỆT HẠI

Lân Nguyễn Hồng, Thành Phạm Hòa

Giới thiệu

Hiện nay biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, dưới tác động của BĐKH các thiên tai có nguồn gốc khí tượng, trong đó có bão đang ngày càng có xu hướng gia tăng về số lượng và cường độ. Một trong những hệ quả tiêu cực của bão gây ra là hiện tượng sóng lớn và nước biển dâng. Nước biển dâng là nguyên nhân gây ngập lụt, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển đặc biệt nếu bão xảy ra trong thời kỳ triều cường. Nghiên cứu sử dụng mô hình SuWAT tính toán chiều cao nước dâng do bão theo các kịch bản và đề xuất giải pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra. Bài báo tổng hợp số liệu 66 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào khu vực ven biển Vịnh Bắc Bộ từ năm 1952 - 2016. Kết quả nhận được cho thấy phần lớn những cơn bão đổ bộ vào khu vực này di chuyển theo 3 hướng chủ đạo là hướng Đông - Đông Nam, Đông và Đông - Nam trong đó hướng Đông - Đông Nam chiếm tỉ lệ lớn nhất với 40%. Mô hình đã được kiểm định với 2 cơn bão Washi (7/2005) và Frankie (7/1996) gây nước dâng lớn ở khu vực nghiên cứu qua đó cho thấy mô hình có độ tin cậy cao. So sánh kết quả tính toán nước dâng và mực nước quan trắc cho thấy chúng có cùng pha, còn độ cao có sự sai khác không lớn.

Toàn văn bài báo

Được tạo từ tệp XML

Trích dẫn

[1]. Đỗ Đình Chiến, Nguyễn Bá Thủy, Nguyễn Thọ Sáo, Trần Hồng Thái, Sooyoul Kim (2014). Nghiên cứu tương tác sóng và nước dâng do bão bằng mô hình số trị. Tạp chí Khí tượng Thủy văn (647), tr.19 - 24.
[2]. Bùi Mạnh Hà, Nguyễn Bá Thủy, Phạm Bá Ngọc, Nguyễn Mạnh Linh (2018). Báo cáo nội dung xây dựng và vận hành mô hình mô phỏng tác động của bão gồm phạm vi không gian và tác động ngập lụt do bão bão gây ra. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương.
[3]. Nguyễn Xuân Hiển (2013). Nghiên cứu nước dâng do bão có tính đến ảnh hưởng của sóng và áp dụng cho vùng ven biển Hải Phòng. Luận án Tiến sĩ Địa lý, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Hồng Lân và nnk (2005). Phương pháp tính dao động mực nước biển trong Quản lý tổng hợp vùng ven bờ - Đánh giá rủi ro do ngập nước vùng ven bờ. Tuyển tập các công trình khoa học - Dao động mực nước biển - Trường Quốc gia KTTV - LB Nga. (Tiếng Nga)
[5]. Nguyễn Hồng Lân (2005). Sử dụng mô hình số trị trong hệ toạ độ cong tính nước dâng do bão tại Biển đông Việt Nam. Tuyển tập các công trình khoa học - Dao động mực nước biển - Trường Quốc gia KTTV - LB Nga. (Tiếng Nga).
[6]. Nguyễn Hồng Lân (2005). Mô hình số trị tính nước dâng do bão và sóng thần tại Biển đông Việt Nam. Tạp chí các công trình khoa học - Các khoa học lý thuyết - Trường Quốc gia KTTV - LB Nga - Tập I năm 2005. (Tiếng Nga).

Các tác giả

Lân Nguyễn Hồng
nhlan@hunre.edu.vn (Liên hệ chính)
Thành Phạm Hòa
Nguyễn Hồng, L., & Phạm Hòa, T. (2019). 10. MÔ PHỎNG NƯỚC DÂNG DO BÃO TẠI KHU VỰC VỊNH BẮC BỘ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH, GIẢM NHẸ THIỆT HẠI. Tạp Chí Khoa học Tài Nguyên Và Môi trường, (27), 93–104. Truy vấn từ https://tapchikhtnmt.hunre.edu.vn/index.php/tapchikhtnmt/article/view/186
##submission.license.notAvailable##

Chi tiết bài viết

Các bài báo tương tự

1 2 3 4 5 6 > >> 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

05. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HẠN HÁN BẰNG CHỈ SỐ THIẾU HỤT DÒNG CHẢY VÙNG HẠ LƯU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Thiện Trần Đức, Bính Đỗ Thị, Anh Nguyễn Phương
Abstract View : 250
Download :62

06. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGUY CƠ XÂM NHẬP MẶN VÙNG HẠ LƯU SÔNG MÃ TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Minh Hoàng Thị Nguyệt, Thường Lê Thị, Vũ Nguyễn Trọng
Abstract View : 195
Download :52

09. NGHIÊN CỨU DỰ BÁO SƯƠNG MÙ VÙNG BIỂN QUẢNG NINH - HẢI PHÒNG

Lành Nguyễn Viết, Đoàn Phan Văn
Abstract View : 59
Download :21