06. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION Pb2+ CỦA ĐÁ ONG KHAI THÁC TẠI XÃ QUỲNH CHÂU, HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

Hiền Đỗ Thị, Hiền Nguyễn Thị, Tâm Đỗ Thị, Thảo Đỗ Thị, Trung Lê Quang, Trang Phạm Thị

Giới thiệu

Trong nghiên cứu này, đá ong khai thác tại xã Quỳnh Châu, Nghệ An được dùng làm vật liệu hấp phụ Pb2+. Đá ong sau khi khai thác được xử lý sơ bộ thu vật liệu đá ong thô. Đồng thời, phủ MnO2 lên vật liệu để có đá ong biến tính. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng hấp phụ như thời gian, nồng độ ban đầu của Pb2+, các ion Cl- và Fe3+ đã được khảo sát. Dữ liệu thực nghiệm được phân tích bởi phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dung lượng hấp phụ tối đa của đá ong thô và đá ong biến tính lần lượt là 0,524 và 0,475 mg/g ứng với thời gian cân bằng hấp phụ là 60 phút. Các quá trình hấp phụ tuân theo mô hình Langmuir với hệ số tương quan R2 > 0,99. Ảnh hưởng của nồng độ ion Cl- với quá trình hấp phụ của vật liệu biến tính là không đáng kể trong khi nồng độ ion Fe3+ càng tăng thì hiệu suất hấp phụ càng giảm. Đối với mẫu nước thải thực tế, hiệu suất hấp phụ ion Pb2+ của vật liệu đá ong đạt từ 69,9 - 81,4 %.

Toàn văn bài báo

Được tạo từ tệp XML

Trích dẫn

[1]. Nguyễn Bin (2008). Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm. Tập 4, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
[2]. Lê Văn Cát (2002). Hấp phụ và trao đổi ion trong kĩ thuật xử lí nước và nước thải. NXB Thống kê, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Đức Huệ (2010). Độc học môi trường. Giáo trình, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.
[4]. Nguyễn Hữu Phú (2003). Giáo trình hấp phụ và xúc tác trên bề mặt vật liệu vô cơ mao quản. NXB Khoa học và Kỹ thuật.
[5]. Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Luận, Trần Tứ Hiếu, Ngô Thị Mai Việt (2006). Nghiên cứu khả năng hấp phụ chì (Pb2+) của đá ong Việt Nam sau khi biến tính. Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, tập 11, số 4/2006, trang 40 - 44.
[6]. Chatterjee S, De S (2016). Application of novel, low-cost, laterite-based adsorbent for removal of lead from water: Equilibrium, kinetic and thermodynamic studies.
Journal of Environmental Science and Health, Part A - Toxic/Hazardous Substances and Environmental Engineering, vol 51, issue 3.
[7]. Lili Feng et al. (2014). MnO2 prepared by hydrothermal method and electrochemical performance as anode for lithium-ion battery. Nanoscale Reseach Letters, 2014; 9(1): 290.
[8]. McFariane, M.J (1977). Laterite and landscape. Published by Academic Press Inc.

Các tác giả

Hiền Đỗ Thị
dthien.mt@hunre.edu.vn (Liên hệ chính)
Hiền Nguyễn Thị
Tâm Đỗ Thị
Thảo Đỗ Thị
Trung Lê Quang
Trang Phạm Thị
Đỗ Thị, H., Nguyễn Thị, H., Đỗ Thị, T., Đỗ Thị, T., Lê Quang, T., & Phạm Thị, T. (2019). 06. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION Pb2+ CỦA ĐÁ ONG KHAI THÁC TẠI XÃ QUỲNH CHÂU, HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN . Tạp Chí Khoa học Tài Nguyên Và Môi trường, (27), 55–62. Truy vấn từ https://tapchikhtnmt.hunre.edu.vn/index.php/tapchikhtnmt/article/view/182
##submission.license.notAvailable##

Chi tiết bài viết

Các bài báo tương tự

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 > >> 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.