12. MỐI LIÊN HỆ GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ KHÍ HẬU VÀ DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT TẠI VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1997 - 2017
Giới thiệu
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue (DEN) gây nên, lây bênh theo chiều ngang, với vật chủ trung gian là muỗi vằn (thuộc chi Aedes). Có bốn loại vi rút sốt xuất huyết được tìm thấy tại Việt Nam bao gồm: DEN - 1 và DEN - 2 chiếm ưu thế, DEN - 3 xuất hiện cuối năm 1990 và gây ra đợt dịch vào năm 1998, trong khi DEN - 4 được phát hiện giữa năm 1999 đến 2003. Bài báo sử dụng phương pháp bản đồ và thông tin địa lý (GIS) để xây dựng bản đồ phân bố không gian của một số yếu tố khí hậu và dịch DEN. Dịch sốt xuất huyết có liên quan đến sự thay đổi thời tiết và khí hậu. Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 1997 - 2017, nhiệt độ trung bình năm, tổng lượng mưa và tổng lượng bốc hơi tỷ lệ thuận với tỷ lệ mắc DEN. Nhiệt độ tăng 1oC sẽ có 30 người mắc DEN. Lượng mưa tăng 100 mm sẽ có 2 người mắc DEN/10 vạn dân. Bốc hơi tăng 100 mm sẽ có 26 người mắc DEN/10 vạn dân. Dịch sốt xuất huyết thường xuất hiện từ tháng 7, đỉnh dịch từ tháng 8 đến tháng 12.
Toàn văn bài báo
Trích dẫn
[2]. Bộ Y Tế (2017). Hội thảo đánh giá công tác phòng, chống sốt xuất huyết 2016 - 2017 và định hướng hoạt động trọng tâm giai đoạn 2018 - 2020 (khu vực phía Bắc).
[3]. Cuong Hoang Quoc et al (2016). Synchrony of dengue incidence in Ho Chi Minh city and Bangkok. Neglected Tropical Diseases, Vol 10(12), pp.1 - 18.
[4]. Dung Phung et al (2016). High temperature and risk of hospitalizations, and effect modifying potential of socio-economic conditions: A multi-province study in the tropical Mekong Delta region. Environmet International.
[5]. Felipe J Colón - González et al (2013). The effects of the weather and climate change on dengue. Neglected Tropical Diseases, Vol 7, Issue 11, pp.1 - 9.
[6]. Tran Thi Tuyet - Hanh et al (2018). Climate variability and dengue hemorrhagic fever in Hanoi, Vietnam, During 2008 to 2015. Asia Pacific Journal of Public Health. DOI:10.1177/1010539518790143.
[7]. Manan Saputra and Husda Oktaviannoor (2017). One health approach to dengue haemorrhagic fever control in Indonesia: A systermatic review. The 1st International Conference on Global Heath.
[8]. Pham Thi Thanh Nga et al (2017). Modelling dengue disease with climate variables using geospatial data. AOGS conference in Singapore.
[9]. Jing Liu - Helmersson et al (2016). Climate change and Aedes vectors: 21st century projection for dengue transmission in Europe. EbioMedicine.
[10]. Jing ChunFan et al (2015). A systematic review and meta-analysis of dengue risk with temperature change. Int. J. Environ. Res. Public Health, Vol 12, pp.1 - 15.
[11]. Samir Bhatt et al (2013). The global distribution and burden of dengue. Letter research, Vol 496, pp. 504 - 507.
[12]. Suleman Atique et al (2016). Meteorological influences on dengue transmission in Pakistan. Asian pacific journal of tropical medicine. Elservier, Vol 9 (10), pp.954 - 961.
[13]. Do Thi Thanh Toan et al (2014). Climatic - driven seasonality of emerging dengue fever in Ha Noi, Viet Nam. BMC Public Health, Vol 14, pp.1 - 10.
[14]. Nguyen Phan Toai et al (2016). Associations between dengue hospitalization and climate in Can Tho, Viet Nam, 2001 - 2011. Vol 9 (2), Environment Asia, pp.55 - 63.