01. PHÂN CẤP NGUY CƠ RỦI RO DO HẠN HÁN VÀ MƯA LỚN, TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG, VIỆT NAM
Giới thiệu
Nghiên cứu tập trung đánh giá nguy cơ rủi ro do hạn hán và mưa lớn tại tỉnh Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra được hai loại hình thế thời tiết gây hạn hán tại Lâm Đồng. Loại hình thế thời tiết gây hạn hán chủ yếu xuất hiện vào thời kỳ chính đông, thời gian không mưa kéo dài 30 ngày. Trung bình mỗi năm có 1 đến 2 đợt hạn. Các huyện thường xuyên xuất hiện hạn hán là Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Hạn hán ít xảy ra ở thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lộc. Nguy cơ rui ro cấp I xuất hiện ở các địa phương trong tỉnh, trừ thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lộc. Nguy cơ rủi ro cấp II xuất hiện ở huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn Dương, Di Linh và Đạ Huoai. Bên cạnh đó, tại Lâm Đồng có 10 loại hình thế thời tiết gây mưa lớn, xuất hiện vào thời kỳ mùa mưa và kéo dài ít nhất 11 ngày. Phân bố mưa lớn tập trung ở phía Nam tỉnh với lượng mưa 100 - 200 mm, có thể lên đến 250 mm. Phía Đông và Bắc tỉnh Lâm Đồng, lượng mưa dao động 40 - 100 mm. Nguy cơ rủi ro cấp I do mưa lớn xuất hiện ở các địa phương trong tỉnh; rủi ro cấp độ II do mưa lớn xuất hiện tại thành phố Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên.
Toàn văn bài báo
Trích dẫn
[2]. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg, ngày 15/08/2014. Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai.
[3]. Thủ tưởng Chính phủ, Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg, ngày 15/08/2014. Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai.
[4]. Nguyễn Thị Việt Liên (2010). Đánh giá mức độ rủi ro vùng bờ tỉnh Thừa Thiên - Huế do nước biển dâng và xây dựng phần mềm trợ giúp ra quyết định. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu Khoa học và Công nghệ cấp Tỉnh.
[5]. Uông Đình Khanh (2011). Nghiên cứu dự báo nguy cơ các thiên tai liên quan đến dòng chảy (lũ lụt, lũ ống, lũ quét, hạn hán) theo lưu vực sông ở đới khô trên lãnh thổ Việt Nam (lấy sông Cái Phan Rang làm ví dụ), đề xuất chiến lược phòng tránh và giảm thiểu. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu Khoa học và Công nghệ cấp Bộ.
[6]. Nguyễn Quang Kim (2005). Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ thiên tai hạn hán ở các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu Khoa học và Công nghệ cấp Nhà nước, mã số KC08-22.
[7]. Ngô Duy Thi (2014). Xây dựng bản đồ ngập lụt và hệ thống tháp cảnh báo lũ huyện Đạ Huoai, kết nối bản đồ ngập lụt và cấp báo động lũ trên sông Đồng Nai tại các huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu Khoa học và Công nghệ cấp Tỉnh.
[8]. Trần Xuân Hiền (2009). Nghiên cứu đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Lâm Đồng phục vụ phát triển bền vững kinh tế-xã hội tỉnh Lâm Đồng. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu Khoa học và Công nghệ cấp Tỉnh.