9. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI CỦA SỐ NGÀY RÉT HẠI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2021
Giới thiệu
Kết quả nghiên cứu về phân bố không gian và thời gian của rét hại và xu thế biến đổi ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021 cho thấy hiện tượng rét hại chủ yếu chỉ xảy ra ở các khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và vùng núi khu vực Trung Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong đó, rét hại xảy ra chủ yếu vào các tháng mùa Đông là tháng 12 năm trước và tháng 01 và 02 năm sau, tập trung nhiều nhất vào tháng 01. Số ngày rét hại ở khu vực miền núi cao hơn rõ rệt so với khu vực đồng bằng và ven biển. Xem xét xu thế biến đổi của số ngày rét hại theo thời gian cho thấy số ngày rét hại có xu thế giảm theo thời gian ở hầu hết các trạm, ngoại trừ trạm Đồng Văn và một số trạm ven biển của Trung Trung Bộ.
Toàn văn bài báo
Trích dẫn
[2]. Vũ Thanh Hằng, Phạm Lê Hằng, Phan Văn Tân (2010). Dao động và biến đổi của hiện tượng rét đậm, rét hại ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 26, Số 3S (2010) 334 - 343.
[3]. Võ Văn Hòa (2020). Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tới sự xâm nhập của các đợt lạnh và nóng ẩm bất thường trong mùa Đông ở khu vực miền núi phía Bắc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Mã số: BĐKH. 25/16-20.
[4]. Dương Văn Khảm (2009). Nghiên cứu xây dựng bản đồ sương muối phục vụ phát triển cao su và cà phê ở một số tỉnh vùng miền núi phía Bắc bằng công nghệ GIS và viễn thám. Đề tài cấp Bộ, mã số: 04/2009.
[5]. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2021). Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2021 quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai.
[6]. Phan Văn Tân (2005). Phương pháp thống kê trong khí hậu. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
[7]. Ngo Duc Thanh, Bui Thi Khanh Hoa (2023). Trends and return frequencies of Hot and Cold extreme Events in Northern Vietnam for 1961 - 2018. VNU Journal Science: Earth and Environmental Sciences.
[8]. https://phongchongthientai.mard.gov.vn/.