06. ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG NHÔM (Al) TRONG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT CỦA CÁC ĐƠN VỊ CẤP NƯỚC QUY MÔ NHỎ GIAI ĐOẠN 2020 - 2022
Giới thiệu
Trong nghiên cứu này, hàm lượng nhôm được phân tích, đánh giá trong 266 mẫu nước sạch của 61 cơ sở cấp nước công suất < 1.000 m3/ngày đêm trên địa bàn 11 tỉnh khu vực phía Bắc trong giai đoạn 2020 - 2022. Kết quả đánh giá cho thấy, 266 mẫu nước nghiên cứu phát hiện có nhôm trong nước sạch với hàm lượng dao động từ 0,01 đến 1,42 mg/L. Mặc dù tỷ lệ các mẫu nước có hàm lượng nhôm không đạt quy chuẩn giảm dần từ 2020 đến 2022, nhưng trong giai đoạn 2020 - 2022, vẫn có 23/266 mẫu có hàm lượng nhôm không đạt theo QCVN 01-1/2018/BYT chiếm 8,64 %. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này được nhận định là do các cơ sở cấp nước chưa tính toán lượng muối nhôm đưa vào sử dụng chưa phù hợp và kịp thời với sự biến đổi của chất lượng nước đầu vào, dẫn đến vẫn còn tồn tại hàm lượng nhôm trong nước sạch và trên hệ thống phân phối. Khi đánh giá mối tương quan giữa hàm lượng nhôm và một số thông số chất lượng nước sạch khác, kết quả cho thấy độ đục và nhôm có mối tương quan thuận rõ rệt với hệ số tương quan Ccorrel = 0,79. Ngược lại, mối tương quan giữa nhôm với chỉ số pecmanganat, amoni và độ cứng rất thấp
Toàn văn bài báo
Trích dẫn
[2]. Berend K and Trouwborst T (1999). Cement mortar pipes as a source of aluminum. Journal AWWA, 91(7) 91 - 100.
[3]. McLachlan DRC, Kruck TP, Lukiu WJ and Krishnan SS (1991). Would decreased aluminum ingestion reduce the incidence of Alzheimer’s disease? CMAJ 145, 793 - 804.
[4]. Rondeau V, Commenges D, Jacquin-Gadda H, Dartigues JF (2000). Relation between aluminum concentrations in drinking water and Alzheimer´s disease: an 8-year follow-up study. Am J Epidemiol. 152(1):59 - 66.
[5]. Bộ Y tế (2018). Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (QCVN01-1:2018/BYT).
[6]. Costello, J. J., (1984). Post precipitation in distribution systems. Journal AWWA. 76(11) 46 - 49.
[7]. Hoff, J. C., (1977). The relationship of turbidity to disinfection of potable water. Paper
presented at Conf. On the Evaluation of Microbiol. Standards for Drinking Water. US
Environmental Protection Agency, Office of Water Supply, Washington, DC.
[8]. R. G. Miller, F. C. Kopfler, K. C. Kelty, J. A. Stober and N. S. Ulmer (1984). The Occurrence of Aluminium in Drinking Water. Journal of the American Water Works Association, Vol. 76, No. 1, p. 84 - 91.
[9]. Driscoll CT and Letterman RD (1987). Residual Aluminum in Filtered Water. AWWARF and AWWA, Denver, Colorado.
[10]. Driscoll CT and Letterman RD (1988). Chemistry and fate of Al III in treated drinking water. J. Environ. Eng. Div. ACSE. 114 (1) 21 - 37.
[11]. Driscoll CT and Letterman RD (1995). Factors regulating residual Al concentrations in treated waters. Environmetrics. 6, 287 - 309.
[12]. Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (2020). Báo cáo tổng kết giám sát chất lượng nước thuộc nhiệm vụ về kiểm tra, giám sát việc thực hiện đảm bảo chất lượng nước năm 2020.
[13]. Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (2021). Báo cáo tổng kết giám sát chất lượng nước thuộc nhiệm vụ về kiểm tra, giám sát việc thực hiện đảm bảo chất lượng nước năm 2021.
[14]. Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2020). Tổng quan chất lượng nước sạch nông thôn năm 2020.
[15]. Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (2022). Báo cáo tổng kết giám sát chất lượng nước thuộc nhiệm vụ về kiểm tra, giám sát việc thực hiện đảm bảo chất lượng nước năm 2022.