10. MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐỘ CAO GIỮA CÁC HỆ TRIỀU TRÊN KHU VỰC VIỆT NAM VÀ VÙNG PHỤ CẬN
Giới thiệu
Hiện nay, hệ thống độ cao các quốc gia thường được xây dựng gắn với mô hình geoid hoặc quasigeoid làm mặt khởi tính độ cao. Trong đó, phần lớn các mô hình thế trọng trường được cung cấp dưới dạng hệ số hàm điều hòa cầu trong hệ không phụ thuộc triều. Đồng thời, độ cao các mốc trong mạng lưới độ cao Nhà nước sử dụng trong hệ triều trung bình đi qua điểm gốc độ cao Hòn Dấu. Trong bài toán xây dựng mô hình geoid/quasigeoid sử dụng các mô hình thế trọng trường toàn cầu kết hợp dữ liệu đo GNSS và thủy chuẩn, cần phải chuyển các nguồn số liệu trên về một hệ triều thống nhất. Nghiên cứu thực hiện xây dựng mô hình chuyển đổi độ cao dạng lưới ô vuông 1’ × 1’ giới hạn bởi khu vực từ 0 đến 30 độ Vĩ Bắc, từ 95 đến 125 độ Kinh Đông giữa 3 hệ triều: Hệ triều trung bình (Mean Tide System), hệ triều không (Zero Tide System), hệ không phụ thuộc triều (Free Tide System) trên khu vực lãnh thổ, vùng biển của Việt Nam và vùng phụ cận.
Toàn văn bài báo
Trích dẫn
[2]. Hà Minh Hòa (2012). Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc hoàn thiện Hệ độ cao gắn liền với việc xây dựng Hệ tọa độ động lực quốc gia. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hà Nội.
[3]. Hà Minh Hòa, Nguyễn Thị Thanh Hương (2011). Nghiên cứu công thức tính chuyển độ cao chuẩn từ hệ triều trung bình về hệ triều không. Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ. ISSN: 2734-9292, số 09, 1 - 8. Doi: 10.54491/jgac.2011.9.457.
[4]. Hà Minh Hòa (2016). Mô hình quasigeoid quốc gia khởi đầu VIGAC2014 - Cơ sở để thành lập các mô hình mặt biển trung bình, cao nhất và thấp nhất trên vùng biển Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 7B, 1 - 5.
[5]. Blue Marble Geographics (2022). Global Mapper getting started guide - 30 p.
[6]. ESA (2011). GUT Tutorial - 80 p.
[7]. https://en.wikipedia.org/wiki/Earth_tide.
[8]. Vũ Hồng Cường, Ngô Thị Mến Thương (2019). Xây dựng quasigeoid cho khu vực Việt Nam trên cơ sở kết hợp mô hình trọng trường vệ tinh GOCE, EGM2008 và số liệu GPS - thủy chuẩn. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 60, 73 - 81.