04. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN VÙNG NGUY CƠ SẠT LỞ ĐẤT ĐÁ Ở CÁC KHU VỰC SƯỜN NÚI TỈNH KHÁNH HÒA BẰNG PHƯƠNG PHÁP AL.HOMOUD - MASANAT VÀ PHẦN MỀM GEOSLOPE
Giới thiệu
Đánh giá và phân vùng nguy cơ sạt lở đất đá để có biện pháp phòng tránh thiên tai và phục vụ quy hoạch phát triển địa phương là rất cần thiết và cấp bách hiện nay, nhất là ở những khu vực đồi núi ở tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt là thành phố Nha Trang. Dựa trên các kết quả thu thập, điều tra khảo sát thực địa, tiến hành đánh giá mức độ nhạy cảm bằng phương pháp Al. Homoud và Y. Masanat (đánh giá các yếu tố thạch học, góc dốc, thế nằm của đá, lượng mưa, góc nghiêng của sườn dốc, độ cao của sườn dốc,…). Từ kết quả đánh giá mức độ nhạy cảm của đất đá, kết hợp sử dụng các phần mềm chuyên môn (MapInfor, Arc GIS,...) tiến hành nội suy phân vùng nguy cơ sạt trượt lở đất đá, đồng thời sử dụng phần mềm Geo Slope để kiểm chứng mức độ ổn định của sườn dốc tại các vị trí đặc trưng đã cho kết quả rất đáng tin cậy.
Toàn văn bài báo
Trích dẫn
[2]. Đỗ Kim Hoan và nnk (2007). Báo cáo điều tra tai biến địa chất ven biển Nam Trung Bộ (từ Khánh Hòa đến Bình Thuận). Lưu trữ Liên đoàn địa chất thủy văn - Địa chất công trình miền Trung. Nha Trang.
[3]. Ngô Tuấn Tú và nnk (1996). Báo cáo điều tra địa chất đô thị thành phố Nha Trang. Lưu trữ Liên đoàn địa chất thủy văn - Địa chất công trình miền Trung. Nha Trang.
[4]. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ (2020). Đặc điểm khí hậu và thủy văn tỉnh Khánh Hòa.
[5]. Vũ Ngọc Trân và nnk (2000). Báo cáo tổng kết dự án điều tra, thành lập loạt bản đồ địa chất môi trường tỉnh Khánh Hòa, tỷ lệ 1/100.000. Lưu trữ tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa.