05. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN THU GOM, XỬ LÝ ĐẾN NĂM 2030
Giới thiệu
Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu về hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình thông qua các hoạt động điều tra thực địa, đánh giá, dự báo và phân tích trong phòng thí nghiệm. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 1,2kg/người.ngày, tương đương tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và thu gom vào năm 2030 là 142,59 tấn/ngày.đêm. Thành phần chính của chất thải rắn sinh hoạt được thu gom là thực phẩm, thức ăn thừa chiếm 59,6%. Độ ẩm và nhiệt trị trung bình của chất thải rắn sinh hoạt lần lượt là 63,1 ± 6,63 % và 20369 ± 25,37 J/kg. Phần lớn các hộ dân sử dụng dịch vụ thu gom không phân loại tại nguồn của Công ty cổ phần môi trường và dịch vụ đô thị Ninh Bình. Nhóm nghiên cứu đã đánh giá và đề xuất phương án thu gom có phân loại tại nguồn và các phương án xử lý phù hợp với từng loại chất thải rắn sinh hoạt được thu gom.
Toàn văn bài báo
Trích dẫn
[2]. Nguyễn Văn Phước (2015). Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại. Giáo trình.
[3]. Thủ tướng Chính phủ (2014). Quyết định số 1266/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
[4]. Trần Thị Hồng (2016). Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại xã Minh Nghĩa, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 173 - 178.
[5]. UBND tỉnh Ninh Bình (2013). Quyết định số 245/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030.
[6]. Doyce T.M., Tomas U.G., Harold S.T., (2014). Use of Fluidized Bed Technology in Solid Waste Management. International Journal of u- and e- Service, Science and Technology, 7(1):223 - 232.