01. HẤP PHỤ AXIT HUMIC BẰNG VẬT LIỆU Zn/Al LDH - MAGNETIC
Giới thiệu
Nghiên cứu đã sử dụng vật liệu Zn/Al LDH - Magnetic được tổng hợp bằng phương pháp đồng kết tủa các muối Zn(NO3)2 và Al(NO3)3 trên nền khoáng vật oxit sắt từ (magnetic) để hấp phụ axit humic - thành phần chính của hợp chất hữu cơ hòa tan có trong nước. Các thí nghiệm được thực hiện để khảo sát sự ảnh hưởng của pH, thời gian và nồng độ axit humic lên quá trình hấp phụ axit humic bằng vật liệu Zn/Al LDH - Magnetic. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hấp phụ diễn ra tốt nhất ở điều kiện dung dịch có pH bằng 4, thời gian để quá trình hấp phụ đạt cân bằng là 300 phút. Đồng thời, đặc điểm hấp phụ cũng được xác định: quá trình hấp phụ tuân theo quy luật động học hấp phụ giả bậc 2 và đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir, với hằng số tốc độ hấp phụ (k) và dung lượng hấp phụ cân bằng (q) lần lượt là 1,52x10-3 g/mg.phút và 35,21 mg/g.
Toàn văn bài báo
Trích dẫn
Cù Sỹ Thắng; Nguyễn Thị Thu; Nguyễn Kim Thường; Nguyễn Trung Kiên;
Đoàn Thị Thu Trà; Phạm Tích Xuân; Cù Hoài Nam (2009). Kết quả bước đầu xác định điểm điện tích không của Bazan Phước Long, Tây Nguyên bằng phương pháp đo pH. Viện Địa chất - Viện KH&CN Việt Nam, Hà Nội.
[2]. Nguyễn Hoài Nam (2014). Nghiên cứu đặc điểm hấp phụ một số hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước trên nền vật liệu sắt hydroxit có mặt phụ gia SiO2 và sắt kim loại. Luận án Tiến sĩ hóa học,Viện khoa học và công nghệ quân sự, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Thị Kim Phượng; Lê Phú Đông; Trần Thị Minh Hạnh; Đỗ Thị Kim Liên (2014). Nghiên cứu xử lý Nitrat trong nước bằng vật liệu hydroxit lớp kép (Mg-Al LDH - PVA/Alginat), Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ hóa học Việt Nam.
[4]. John van Leeuwen J., Chow; C., Drikas, M., Smernik; R. J., Chittleborough; D. J., & Bestland, E (2016). Characterization of Dissolved Organic Matter for Prediction of Trihalomethane Formation Potential in Surface and Sub-surface Waters. Journal of Hazardous Materials, 308, 430-439.
[5]. May Lim; Rose Amal (2014). Highly adsorptive and regenerative magnetic TiO2 for natural organic matter (NOM) removal in water. Chemical Engineering journal 246, 196-203.
[6]. M.B. Teixeira; A.D. Benetti (2015).Dissolved Organic Carbon removal from clarified water by granular activated carbon. IWA Conference Natural Organic MaHer in Water, Malmö.
[7]. Rao, P., Lo; I. M., Yin, K., & Tang, S. C. (2011). Removal of natural organic matter by cationic hydrogel with magnetic properties. Journal of environmental management, 92(7), 1690-1695.
[8]. Petrova, T. M., Fachikov, L., & Hristov, J. (2011). The magnetite as adsorbent for some hazardous species from aqueous solutions: a review. International review of chemical engineering, 3(2), 134-152.
[9]. Santosa, S. J., Dwi Siswanta; Agusta Kurniawan; Wasino H.Rahmanto (2007). Hybrid of chitin and humic acid as high performance sorbent for Ni(II). Surface science, 601, 515-516.
[10]. Santosa, S. J., & Kunarti, E. S., (2008). Synthesis and utilization of Mg/Al hydrotalcite for removing dissolved humic acid. Applied Surface Science, 254(23), 7612-7617.
[11]. Santosa S. J., Kunarti, E. S., & Sudiono, S., (2010). A rapid and simple method for the purification of humic acid by means of sorption - desorption process using Mg/Al hydrotalcite sorbent. J.ion exchange, 21(3), 156-161.
[12]. Santosa, S. J., Sudiono, S., & Shiddiq, Z., (2007). Effective Humic Acid Removal Using Zn/Al Layered Double Hydroxide Anionic Clay. J.ion exchange, 18(4), 322-327.
[13]. Sharma, I., & Goyal, D. (2009). Kinetic modeling: Chromium (III) removal from aqueous solution bymicrobial waste biomass.
[14]. Stevenson, F. J. (1994). Humus chemistry: genesis, composition, reactions.
[15].Sulistyaningsih, T., Silalahi, D. S. V., Santosa, S. J., Siswanta, D., & Rusdiarso, B., (2013). Synthesis and Characterization of Magnetic MgAl-NO3-HT Composite via the Chemical Co-precipitation Method. Proc. Chemical, Biological and Environmental Engineering, 58, 95-99.